Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý từ thắng lợi vĩ đại này, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một là, nắm chắc tình hình, xử lý đúng đắn, linh hoạt, kịp thời nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: Tháng 9/1953, trên cơ sở nhận định chính xác mục tiêu của Kế hoạch Navarre, Bộ Chính trị đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953-1954, chủ trương: “Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở nhằm phân tán binh lực của chúng”; phương châm tác chiến chung là: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”; nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo tác chiến là: “Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta; đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt...”.

Đầu tháng 12/1953, khi Navarre chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với ta, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã đánh giá đúng tình hình địch, ta và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Với Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng, chỉ được đánh khi nắm chắc thắng lợi. Nếu không chắc thắng, không đánh.

Ban đầu, ở Điện Biên Phủ, địch lâm thời phòng ngự, ta đề ra phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Đến đầu năm 1954, nhận thấy địch đã tăng cường binh lực và củng cố vững chắc hệ thống công sự trận địa phòng thủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh; trong khi đó, sự chuẩn bị của ta chưa hoàn tất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Đảng ủy Mặt trận quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây là quyết định thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, sáng tạo, linh hoạt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trực tiếp góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch lịch sử này.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng; sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ nền văn hóa và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước, chúng ta phải quán triệt, thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Hai là, tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ, tham gia vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh nội sinh, tinh thần đoàn kết, sức sáng tạo và ý chí kiên cường của nhân dân ta được khơi dậy, tập hợp, phát huy cao độ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tích cực đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, giải quyết được thành công vấn đề hậu cần trong một chiến dịch dài ngày, ác liệt. Nhờ đó, sức mạnh tổng hợp của dân tộc được quy tụ, góp phần quyết định làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ngày nay, để tăng cường tiềm lực quốc phòng vững mạnh, chúng ta phải xây dựng, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, tập trung xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng.

Phát triển toàn diện khoa học quân sự, khoa học-công nghệ, khoa học-xã hội và nhân văn quân sự; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành; ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến, vận dụng sáng tạo, từng bước đưa ra các giải pháp cho các vấn đề về sửa chữa, cải tiến, chế tạo, sản xuất vũ khí, trang bị hiện đại và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các hình thái chiến tranh mới. Tập trung làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng và toàn dân, đặc biệt coi trọng xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

Để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia,dân tộc trên  sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, N nước, nhân dân, chế độ  hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng; sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ nền văn hóa  uyn, vị thế quốc tế của đất nước, chúng ta phải quán triệt, thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

 

Ba là, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”: Đến năm 1953, ta đã xây dựng được lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh về tổ chức, chính trị và tinh thần. Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, quân đội ta đã mở các cuộc tiến công chiến lược trên khắp chiến trường Đông Dương, phân tán binh lực địch, phá tan âm mưu tập trung quân cơ động của Kế hoạch Navarre, tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Điện Biên Phủ. Các đại đoàn chủ lực với sự chi viện của hỏa lực pháo binh, phòng không đã vận dụng sáng tạo những kiến thức, kinh nghiệm, từng bước tiêu diệt các ổ đề kháng của địch, góp phần quyết định trực tiếp vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hiện nay, để xây dựng lực lượng vũ trang, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng, về định hướng xây dựng quân đội trong thời kỳ mới, trọng tâm là Nghị quyết số 05 ngày 17/1/2022 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 230 ngày 2/4/2022 của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo thực hiện tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo. Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng, có chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu cao, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Giữ vững nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với lực lượng vũ trang.

Đẩy mạnh xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tích cực đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, bảo đảm đồng bộ, chuyên sâu, đúng quan điểm, sát thực tế; vận dụng sáng tạo tinh hoa truyền thống nghệ thuật quân sự của dân tộc với tri thức quân sự hiện đại trên thế giới. Tiếp tục tổ chức quân đội tinh, gọn, mạnh, gắn với bố trí lại lực lượng; bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, hợp lý; phù hợp đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân.

Bốn là, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, rộng khắp: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, rộng khắp, là cơ sở để huy động toàn dân đánh giặc, phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân. Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, ta đã thực hiện phối hợp tác chiến giữa các chiến trường ba nước Đông Dương, đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tiến công, đấu tranh, phá thế kìm kẹp của địch, mở rộng vùng giải phóng, tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận chính Điện Biên Phủ.

Ngày nay, để củng cố, phát huy thế trận quốc phòng toàn dân trong tình hình mới, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc những quan điểm của Đảng về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân; vận dụng bài học phát huy thế trận chiến tranh nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vào xây dựng thế trận quốc phòng trên từng địa phương, hợp thành thế trận phòng thủ đất nước vững chắc.

 

Trước tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải luôn nắm bắt, dự báo chính xác; chú trọng củng cố quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước trong khu vực. Trong quan hệ đối ngoại, vận dụng, thực hiện sáng tạo, hiệu quả đường lối đối ngoại mang bản sắc “cây tre Việt Nam”, giữ vững nguyên tắc chiến lược, mềm dẻo, linh hoạt về sách lược. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; kiên định chính sách quốc phòng “bốn không”. Tích cực, chủ động tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và các hoạt động nhân đạo quốc tế.

Thời gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn là biểu tượng sáng ngời của ý chí, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, của sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Những bài học, kinh nghiệm rút ra từ Chiến thắng Điện Biên Phủ cần được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh (nhandan.vn)

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...