Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển công nghiệp dược liệu trên địa bàn tỉnh

Đó là nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 2921/UBND-NLN ngày 4/6/2024.

Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển công nghiệp dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

D3.jpg
Nhiều hộ nông dân Sa Pa có thu nhập ổn định từ trồng cây atiso.

Cụ thể, Sở Y tế chủ trì tham mưu thực hiện hiệu quả Quyết định số 1605/QĐ-UBND ngày 30/6/2023 của UBND tỉnh về Chương trình phát triển công nghiệp dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xác định nhu cầu, chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để làm căn cứ phát triển vùng dược liệu trên địa bàn tỉnh. Tham mưu đề xuất một số cơ chế cụ thể cho phát triển dược liệu, y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh (sử dụng dược liệu địa phương trong khám bệnh - chữa bệnh; chính sách nghiên cứu khoa học, thu hút nhân lực; sưu tầm và bào chế thuốc từ dược liệu để sử dụng trong cơ sở y tế có khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền....). Tổ chức triển khai, kiểm tra thanh tra việc thực hiện Thông tư số 19/2019/TT-BYT ngày 30/7/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành quy định thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên.

D1.jpg
Nông dân Bắc Hà chăm sóc cây dược liệu.
 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan chỉ đạo phát triển vùng trồng cây dược liệu gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định 1093/QĐ-UBND ngày 5/4/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển dược liệu tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo mở rộng phát triển các mô hình sản xuất - kinh doanh dược liệu hiệu quả, thông qua nhân rộng các mô hình trồng gắn với chế biến, phát triển các sản OCOP từ cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; xây dựng mới các mô hình theo hướng bảo tồn và phát triển cây dược liệu bền vững.

D2.jpg
Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe được sản xuất từ cây dược liệu được bán tại hội chợ, phục vụ Nhân dân và khách du lịch.

 

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thu hút và phát triển các nhà máy sản xuất dược, dược liệu phục vụ sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc, dược liệu đầu tư hoạt động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất chế biến, tiêu thụ dược liệu; tăng cường quảng bá xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm dược liệu của Lào Cai.

Sở Du lịch tăng cường công tác khảo sát nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch về các sản phẩm dược liệu (sản phẩm, chủng loại, mẫu mã, bao bì, giá cả...) để có đề xuất với các doanh nghiệp sản xuất chế biến, nhằm đáp ứng nhu cầu thu hút khách du lịch…

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất đặt hàng, tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hằng năm trình UBND tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ liên quan đến cây dược liệu, phù hợp với định hướng nghiên cứu của địa phương.

Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025.

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai; tạo điều kiện, thu hút tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết tiêu thụ dược liệu trên địa bàn.

https://baolaocai.vn/trien-khai-dong-bo-cac-giai-phap-phat-trien-cong-nghiep-duoc-lieu-tren-dia-ban-tinh-post385047.html

 

theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nông dân thu 1.050 tỷ đồng từ trồng rau

Theo tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai, 6 tháng đầu năm 2024, nông dân trong toàn tỉnh đã trồng 7.560 ha rau, với sản lượng đạt hơn 104.660 tấn và tổng giá trị đạt khoảng 1.050 tỷ đồng.

Nông dân Lào Cai thu hơn 258 tỷ đồng từ dứa

Hiện toàn tỉnh có hơn 2.200 ha dứa, tập trung ở các huyện Mường Khương, Bảo Thắng...

Hỗ trợ đầu tư trồng rừng gỗ lớn

Ngày 24/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp và có hiệu lực từ ngày 15/7/2024, trong đó nêu rõ quy định tín dụng hỗ trợ đầu tư cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân trồng rừng gỗ lớn.

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên phạm vi cả nước vào năm 2025

Từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 30/7/2025 sẽ diễn ra cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên phạm vi cả nước.

Xây dựng Nông thôn mới: Đẩy mạnh thực hiện tiêu chí số 13

Trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất có vai trò quan trọng, hướng tới đưa sản xuất nhỏ lẻ, nông hộ sang sản xuất hàng hóa, quy mô lớn; sản xuất theo chuỗi giá trị, từ đó nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân. Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực...

Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức nông thôn mới

Nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, từ ngày 5 - 23/8/2024, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức nông thôn mới,...