2024 đang trên đà trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

Với việc nhiệt độ trung bình thế giới tháng 6 vừa qua đã phá kỷ lục cao nhất mọi thời đại, các nhà khí tượng học cho rằng, năm 2024 sẽ có thể trở thành năm nóng nhất lịch sử thế giới.

Những người hành hương đi bộ giữa thời tiết nắng nóng trong cuộc hành hương Hajj ở Mina, Saudi Arabia, ngày 18/6/2024. (Ảnh: Reuters)

Ngày 8/7, Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu cho biết, tháng 6 vừa qua đã trở thành tháng nóng nhất được ghi nhận, tiếp tục kéo dài chuỗi nhiệt độ cao đặc biệt mà giới khoa học cho rằng sẽ khiến năm 2024 trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận.

Kể từ tháng 6/2023, đã 13 tháng liên tiếp nhiệt độ trung bình hằng tháng đều được ghi nhận là cao nhất lịch sử, phá vỡ các kỷ lục so với các tháng tương ứng của những năm trước kể từ khi các dữ liệu bắt đầu được ghi chép.

Theo C3S, trong 12 tháng qua tính đến tháng 6/2024, nhiệt độ trung bình của thế giới đạt mức cao kỷ lục so với bất kỳ giai đoạn nào trước đó, với nền nhiệt cao hơn 1,64 độ C so với mức trung bình trong thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900.

Một số nhà khoa học cho biết, dữ liệu mới nhất cho thấy năm 2024 có thể vượt qua năm 2023 để trở thành năm nóng nhất kể từ khi có các thống kê về nhiệt độ.

Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ biến đổi khí hậu do ảnh hưởng từ hoạt động của con người, cùng tác động từ hiện tượng thời tiết El Nino đã đẩy nhiệt độ lên mức cao kỷ lục trong năm cho đến nay.

Nhà khoa học Zeke Hausfather tại cơ quan nghiên cứu khí hậu Berkeley Earth (Mỹ) dự báo, có khoảng 95% khả năng năm 2024 sẽ vượt năm 2023 để trở thành năm nóng nhất kể từ khi các kỷ lục về nhiệt độ bề mặt toàn cầu được ghi nhận từ giữa những năm 1800.

Bà Friederike Otto, một nhà khoa học khí hậu tại Viện Grantham của Đại học Hoàng gia London cũng cho biết, có "khả năng cao" năm 2024 sẽ được xếp là năm nóng kỷ lục.

Khí hậu thay đổi đã gây ra những hậu quả trầm trọng trên toàn cầu trong năm 2024. Hơn 1.000 người đã tử vong vì nắng nóng gay gắt trong cuộc hành hương Hajj tới Thánh địa Mecca vào tháng trước, trong khi nhiều người khác cũng thiệt mạng vì lý do tương tự ở New Dehli, nơi đã phải hứng chịu đợt nắng nóng kéo dài chưa từng có.

Hiện tượng El Nino đã giảm bớt tác động trong những tháng gần đây, khi thế giới hiện đang ở trạng thái cân bằng trước khi La Nina kéo theo khí hậu mát hơn dự kiến ​​sẽ hình thành vào cuối năm nay.

Phát thải khí nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch được xem là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.

Bất chấp những cam kết nhằm kiềm chế sự nóng lên toàn cầu, cho đến nay, các quốc gia vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về việc giảm lượng khí thải nhà kính, dẫn đến xu hướng nhiệt độ vẫn tăng cao đều đặn qua nhiều thập kỷ.

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia vùng Vịnh

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong những năm qua duy trì đà phát triển tích cực. Cơ chế chính sách thuận lợi, cùng những thành tựu ấn tượng về kinh tế-xã hội đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu tại châu...

Liên hợp quốc thúc giục hành động vì khí hậu

Ngày 24/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục cảnh báo nhân loại sẽ phải trả giá khủng khiếp vì thiếu hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Ông Guterres nhấn mạnh, thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.

Cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát triển

Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến...

Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Triều Tiên

Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Triều Tiên, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm Triều Tiên từ ngày 21 đến 26/10, tiến hành trao đổi chính sách luân phiên cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Triều Tiên lần thứ 5.

Châu Á là động lực quan trọng của kinh tế toàn cầu

Các chuyên gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, đóng góp tới 60% mức tăng trưởng, châu Á rõ ràng là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Tân Hoa xã dẫn lời ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, nhấn mạnh châu Á là khu vực năng động nhất thế giới, với lực...