Lồng ghép vốn thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BKHĐT-BTC về việc hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo.


Dự án sản xuất lúa Séng cù Mường Khương thuộc dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2

Các tỉnh có huyện nghèo, các chương trình, dự án, chế độ chính sách, nhiệm vụ chi và hỗ trợ khác trên địa bàn các huyện nghèo đều thuộc đối tượng áp dụng của nguồn vốn này.
 
Đối với vốn đầu tư phát triển sẽ được ưu tiên hỗ trợ cho các đối tượng như: Các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 và Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ giao rừng sản xuất, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; chính sách hỗ trợ sản xuất đối với vùng còn đất có khả năng khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp; chính sách cho vay ưu đãi lãi xuất.

Hộ nghèo được vay 5 triệu đồng/hộ lãi suất 0%

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi xuất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước cho hộ nghèo để trồng rừng sản xuất, phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản. Hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 5 triệu đồng/hộ với lãi xuất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc hoặc giống gia cầm chăn nuôi tập trung hoặc giống khủy sản. Đối với hộ không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 5 triệu đồng/hộ, với lãi xuất 0% một lần. Cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi xuất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước. Người lao động thuộc các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay vốn với lãi xuất bằng 50% lãi xuất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.
 
Kinh phí sự nghiệp được hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở các huyện nghèo (tại Nghị quyết 30a); hỗ trợ sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập như chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng; hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Đối với các hộ nghèo được hỗ trợ một lần 1 triệu đồng/hộ để làm chuồng chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thủy sản và 2 triệu đồng/ha mua giống để trồng cỏ nếu chăn nuôi gia súc và 100% tiền vac-xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm được bố trí trong dự toán ngân sách Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hỗ trợ hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực.
 
Bố trí kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cao gấp 2 lần so với mức bình quân chung của các huyện khác. Ngoài ra, hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; người dân tham gia đào tạo, huấn luyện được cấp tài liệu, hỗ trợ 100% tiền ăn, ở, đi lại và 10.000 đồng/ngày/người; bố trí một suất trợ cấp khuyến nông cơ sở.

Huyện nghèo được hỗ trợ 100 triệu đồng/năm

Mỗi huyện nghèo được hỗ trợ 100 triệu đồng/năm để xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm, thủy sản của địa phương, thông tin thị trường cho nông dân.
 
Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí cũng có nhiều ưu đãi. Tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo theo hình thức cử tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu số; tăng cường dạy nghề gắn với đào tạo việc làm; đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở,...

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 28/3/2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009./.


Thanh Thương

Tin Liên Quan

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!