Động lực tài chính cho nỗ lực cải thiện y tế toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo nhận được gần 700 triệu USD cam kết tài trợ mới, cùng 300 triệu USD tái cam kết từ các quốc gia và tổ chức tại Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới diễn ra từ ngày 13 đến 15/10, tại Berlin (Ðức). Khoản hỗ trợ này mang lại động lực lớn cho nỗ lực cải thiện y tế toàn cầu của WHO. Nguồn tài trợ này nằm trong khuôn khổ cơ chế tài chính mới được WHO khởi động từ tháng 5 vừa qua, với mục tiêu huy động hàng tỷ USD cho ngân sách đến năm 2028.

Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới diễn ra tại Berlin, Ðức.

Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới diễn ra tại Berlin, Ðức.

Cơ chế mới giúp WHO triển khai nguồn lực nhanh hơn và linh hoạt hơn, từ đó gia tăng khả năng cứu sống nhiều người dân trong các tình huống khẩn cấp. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: “Chúng tôi hiểu rằng lời kêu gọi này được đưa ra vào thời điểm các quốc gia phải giải quyết nhiều ưu tiên, trong khi nguồn lực hạn hẹp. Tôi kêu gọi tất cả quốc gia thành viên và các đối tác cùng chung tay. Mọi đóng góp, dù lớn hay nhỏ, đều quý báu”.

Tại hội nghị, Thủ tướng Ðức Olaf Scholz cam kết tài trợ gần 400 triệu USD trong vòng bốn năm tới, trong đó có hơn 260 triệu USD từ các khoản đóng góp tự nguyện mới. Ông Scholz khẳng định, những hoạt động của WHO mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một nguồn tài chính bền vững, giúp WHO chủ động lập kế hoạch dài hạn và ứng phó linh hoạt với các thách thức y tế.

Ngoài Ðức, nhiều quốc gia và tổ chức khác cũng đưa ra cam kết tài trợ, bao gồm 16 quốc gia châu Phi. Những đóng góp này không chỉ là sự hỗ trợ tài chính mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế trong đối phó các khủng hoảng y tế toàn cầu.

Cho đến nay, WHO chủ yếu dựa vào cam kết tài trợ từ 194 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các khoản tài trợ này thường bị ràng buộc vào những dự án cụ thể, với nhiều điều kiện và thời hạn ngắn, gây khó khăn cho việc triển khai dài hạn. Cơ chế tài chính mới của WHO đặt mục tiêu huy động 7 tỷ USD trong tổng ngân sách 11,1 tỷ USD cho giai đoạn 2024-2028, giúp tổ chức này có thêm nguồn lực để đối phó hiệu quả với các khủng hoảng. WHO dự kiến sẽ tiếp tục kêu gọi đóng góp thêm tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tháng 11 tới tại Brazil, mở ra cơ hội mới để củng cố tài chính và bảo đảm khả năng phản ứng nhanh trong tương lai.

https://nhandan.vn/dong-luc-tai-chinh-cho-no-luc-cai-thien-y-te-toan-cau-post836938.html

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia vùng Vịnh

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong những năm qua duy trì đà phát triển tích cực. Cơ chế chính sách thuận lợi, cùng những thành tựu ấn tượng về kinh tế-xã hội đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu tại châu...

Liên hợp quốc thúc giục hành động vì khí hậu

Ngày 24/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục cảnh báo nhân loại sẽ phải trả giá khủng khiếp vì thiếu hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Ông Guterres nhấn mạnh, thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.

Cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát triển

Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến...