Châu Âu trước mối lo đồng euro tăng giá

Ngày 25/1, đồng euro đã tăng lên mức cao kỷ lục trong 11 tháng qua, với 1 euro đổi được 1,3479 USD.

Ảnh minh họa

Trong 6 tháng vừa qua, đồng euro đã tăng giá 10% so với đơn vị tiền tệ của Mỹ, và tăng 25% so với đồng yên Nhật Bản. Tuy nhiên, theo báo Pháp Le Monde (Thế giới), việc đồng euro tăng giá chưa hẳn là dấu hiệu lạc quan, thậm chí, điều này còn có thể đe dọa đến đà phục hồi kinh tế của châu Âu.

Trên thực tế, đồng euro đã mạnh lên đáng kể vào cuối năm qua, sau khi Eurozone nhất trí giải ngân khoản cho vay cứu trợ tổng cộng 49,1 tỷ euro, giúp Hy Lạp tránh nguy cơ vỡ nợ và phải rời khỏi khối.

Gần đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo gần 300 ngân hàng trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ sớm được vay trở lại khoản tín dụng khẩn cấp trị giá 137,16 tỷ euro. Thông tin từ ECB càng củng cố lòng tin rằng cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đã qua giai đoạn tồi tệ nhất.

Đến đầu năm 2013, người ta không còn lo ngại khối sử dụng đồng tiền chung bị tan rã, mà điều đang khiến nhiều người băn khoăn chính lại là hiện tượng đơn vị tiền tệ chung châu Âu tăng giá so với đồng USD.

Đồng euro tăng giá đe dọa khu vực xuất khẩu của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, hai mắt xích yếu kém trong dây chuyền châu Âu. Trong một chừng mực nào đó, xuất khẩu của Pháp và kể cả của Đức cũng không thể “bình an vô sự”. Đức vốn được coi là “trụ cột niềm tin của châu Âu”, nếu xuất khẩu ở đây suy yếu, tăng trưởng kinh tế toàn châu Âu cũng sẽ đặt vào tình trạng báo động, trưởng bộ phận đầu tư tại Aimed Capital Management nhận định.

ECB phát đi tín hiệu rằng sẽ không can thiệp ghìm giá euro. Thành viên ban điều hành ECB Ewald Nowotny cho báo giới hay, hiện tại tỷ giá không phải là mối lo ngại lớn, trong khi đó, chủ tịch ECB Mario Draghi từng cho biết ông không có bất cứ mục tiêu tỷ giá nào.

Tuy nhiên, các chuyên gia của Citigroup cho rằng, khi euro tiếp tục mạnh lên sẽ buộc ECB phải hạ lãi suất trong quý II năm nay. “Giới chính khách châu Âu ngày càng lo ngại về tác động của đồng euro mạnh đến nền kinh tế khu vực vốn đã yếu ớt”, chuyên gia của Citigroup nhấn mạnh.

Tỷ giá là mối lo ngại không phải chỉ của lãnh đạo eurozone, tại Nhật Bản, ngân hàng trung ương cũng hành động tích cực để ghìm giá đồng yên trong những tuần gần đây.

Tại châu Âu, Thụy Sỹ cũng ghìm đang tăng giá của đồng franc. Trong khi đó, Phó Thống đốc ngân hàng trung ương Na Uy tuần này cho biết có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 3 do đồng kroner của Na Uy đang tăng mạnh vì được coi là tài sản trú ẩn an toàn.

 

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia vùng Vịnh

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong những năm qua duy trì đà phát triển tích cực. Cơ chế chính sách thuận lợi, cùng những thành tựu ấn tượng về kinh tế-xã hội đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu tại châu...

Liên hợp quốc thúc giục hành động vì khí hậu

Ngày 24/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục cảnh báo nhân loại sẽ phải trả giá khủng khiếp vì thiếu hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Ông Guterres nhấn mạnh, thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.

Cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát triển

Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến...

Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Triều Tiên

Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Triều Tiên, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm Triều Tiên từ ngày 21 đến 26/10, tiến hành trao đổi chính sách luân phiên cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Triều Tiên lần thứ 5.

Châu Á là động lực quan trọng của kinh tế toàn cầu

Các chuyên gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, đóng góp tới 60% mức tăng trưởng, châu Á rõ ràng là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Tân Hoa xã dẫn lời ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, nhấn mạnh châu Á là khu vực năng động nhất thế giới, với lực...