Năm 2013: Xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tăng 32,4%

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam vừa công bố, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ trong năm 2013 đạt 2,35 tỷ USD, tăng 32,4% so với 1,78 tỷ USD năm 2012.
Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu 304 triệu USD mặt hàng ngô từ Ấn Độ.
Ảnh minh họa

Trong đó, tập trung vào các sản phẩm điện thoại và các loại linh kiện (926 triệu USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (242 triệu USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (231 triệu USD), hóa chất (61 triệu USD) với các mức tăng trưởng lần lượt là 97,4%; 1,6%; 44,7% và 6,4% so với năm 2012.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ấn Độ năm 2013 đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2012.

Trong đó, các mặt hàng nhập khẩu lớn nhất là thức ăn gia súc và nguyên liệu (338 triệu USD); ngô (304 triệu USD); dược phẩm (248 triệu USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (194 triệu USD); bông các loại (188,5 triệu USD).

Trong số 5 mặt hàng nhập khẩu chính từ Ấn Độ, trừ mặt hàng ngô có kim ngạch nhập khẩu giảm nhẹ (-7,5%), kim ngạch của các mặt hàng còn lại đều tăng. Đặc biệt kim ngạch nhập khẩu mặt hàng bông các loại có mức tăng đáng kể, đạt 188,7 triệu USD, tăng 70,74% so với năm 2012.

Như vậy, kim ngạch trao đổi thương mại Việt Nam-Ấn Độ đã thiết lập được xu hướng tăng bền vững (16,2%/năm) trong thời gian qua, từ mức 2,05 tỷ USD năm 2009 lên 2,74 tỷ USD năm 2010, đạt mức 3,9 tỷ USD năm 2011, 3,94 tỷ USD năm 2012 và tăng trưởng mạnh trong năm 2013 với kim ngạch 2 chiều đạt 5,24 tỷ USD.

Tiềm năng còn rất lớn

Theo đánh giá của Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) thì tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ còn khá khiêm tốn trên tổng số hàng hóa nhập khẩu của Ấn Độ.

Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Ấn Độ chỉ chiếm 1,46% tổng kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ.

Với dân số trên 1,2 tỷ người, một trong những nước đông dân nhất thế giới, Ấn Độ là thị trường có nhu cầu rất lớn đối với hầu hết các mặt hàng cả về số lượng và chủng loại. Mỗi năm, Ấn Độ nhập khẩu lượng hàng hóa khoảng 500 tỷ USD và dự báo kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng 5% đến 10% trong giai đoạn tới.

Về nhập khẩu, còn có nhiều mặt hàng thế mạnh của Ấn Độ mới chỉ nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng rất hạn chế như hàng điện công nghiệp nhẹ, viễn thông, phương tiện vận tải, hàng điện tử, phụ tùng máy và thiết bị, sắt thép, phân bón.

Tính đến tháng 11/2013, Ấn Độ có 76 dự án, đứng thứ 30/101 quốc gia có vốn đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 254 triệu USD, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng.

Hai nước còn có nhiều tiềm năng to lớn trong các lĩnh vực hợp tác đầu tư như công nghiệp chế tạo, sản xuất dược phẩm, dệt may, công nghiệp phụ trợ, năng lượng, công nghiệp ô tô, xe máy, sản xuất điện tử, máy vi tính và phần mềm.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!