Việt Nam loại bỏ bệnh mắt hột khỏi vấn đề sức khỏe cộng đồng

Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới cho biết, tại phiên họp thứ 75 của Ủy ban khu vực Tây Thái Bình Dương của tổ chức này khai mạc ngày 21/10 tại Manila (Philippines), PGS, TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Y tế đã nhận giấy chứng nhận và bảng vinh danh Việt Nam loại trừ thành công bệnh mắt hột.

PGS, TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Y tế (thứ 2 từ trái qua phải) nhận giấy chứng nhận và bảng vinh danh Việt Nam loại trừ thành công bệnh mắt hột.

PGS, TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Y tế (thứ 2 từ trái qua phải) nhận giấy chứng nhận và bảng vinh danh Việt Nam loại trừ thành công bệnh mắt hột.

Bệnh mắt hột là nguyên nhân truyền nhiễm hàng đầu gây mù lòa trên toàn cầu. Đây là một căn bệnh về mắt có thể phòng ngừa được do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh mắt hột lây lan qua ruồi và mọi người cũng có thể bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người mắc bệnh. Khi bị nhiễm trùng nhiều lần, lông mi có thể bị kéo vào trong và cọ xát vào bề mặt mắt, gây đau và làm hỏng giác mạc. Một số người bệnh phải phẫu thuật để ngăn ngừa mù lòa do căn bệnh này.

Trong 70 năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực chống lại bệnh mắt hột, điều trị cho hàng trăm nghìn người và thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Những nỗ lực này đã được tăng cường đáng kể với việc triển khai chiến lược SAFE của Tổ chức Y tế thế giới, bao gồm phẫu thuật, kháng sinh, vệ sinh mặt và cải thiện môi trường.

Việc loại trừ bệnh mắt hột ở Việt Nam được triển khai hiệu quả thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan và sự hỗ trợ của nhiều đối tác quốc tế.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới, đánh giá: Việc loại trừ bệnh mắt hột như một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam là một thành tựu to lớn đối với đất nước và cuộc chiến chống lại căn bệnh này trên toàn cầu. Cột mốc này là minh chứng cho sự tận tụy không ngừng nghỉ của đội ngũ nhân viên y tế Việt Nam, bao gồm nhiều người làm việc ở cộng đồng. Nó nhấn mạnh sức mạnh của hành động tập thể, tư duy sáng tạo và cam kết chung hướng đến một tương lai khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người. Tôi ca ngợi Việt Nam vì sự tận tụy và thành công trong việc bảo vệ thị lực của hàng triệu người.

Tiến sĩ Saia Ma'u Piukala, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, cho rằng: Việt Nam là một thí dụ điển hình về các biện pháp can thiệp có mục tiêu, quan hệ đối tác chặt chẽ và nỗ lực bền bỉ có thể mang lại sự thay đổi thực sự cho sức khỏe của người dân.

https://baolaocai.vn/viet-nam-loai-bo-benh-mat-hot-khoi-van-de-suc-khoe-cong-dong-post392234.html

Theo Báo Lào Cai

Tin Liên Quan

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia vùng Vịnh

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong những năm qua duy trì đà phát triển tích cực. Cơ chế chính sách thuận lợi, cùng những thành tựu ấn tượng về kinh tế-xã hội đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu tại châu...

Liên hợp quốc thúc giục hành động vì khí hậu

Ngày 24/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục cảnh báo nhân loại sẽ phải trả giá khủng khiếp vì thiếu hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Ông Guterres nhấn mạnh, thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.

Cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát triển

Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến...

Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Triều Tiên

Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Triều Tiên, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm Triều Tiên từ ngày 21 đến 26/10, tiến hành trao đổi chính sách luân phiên cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Triều Tiên lần thứ 5.

Châu Á là động lực quan trọng của kinh tế toàn cầu

Các chuyên gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, đóng góp tới 60% mức tăng trưởng, châu Á rõ ràng là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Tân Hoa xã dẫn lời ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, nhấn mạnh châu Á là khu vực năng động nhất thế giới, với lực...