Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Tại thành phố Lào Cai, mô hình cà phê bao cấp cũng khá thịnh hành và được nhiều người quan tâm. Điển hình như quán Cà phê bao cấp Lào Cai trên đường D1, phường Lào Cai luôn tấp nập khách ra vào mỗi ngày. Cà phê bao cấp Lào Cai có không gian không quá rộng với những ô cửa sơn màu xanh đặc trưng.

Những vật dụng xưa cũ được sử dụng như món đồ trang trí cho không gian thêm ấn tượng.

Với những người thích chụp ảnh, quán có nhiều ban công nhỏ và sân thượng để tạo dáng. Những người thích trò chuyện, đọc sách… có thể chọn một chỗ ngồi yên tĩnh bên cửa sổ hoặc không gian ngoài trời. Khách đến quán có thể tìm thấy những đồ vật “huyền thoại” gắn liền tuổi thơ thế hệ 8X, 9X như ô mai thái, mì tôm trẻ em và một góc bày những cuốn truyện tranh quen thuộc, như Bảy viên ngọc rồng, Siêu quậy Teppi, Conan…

Không chỉ các quán cà phê bao cấp có sức hút với nhiều người bởi không gian xưa cũ, ngày nay, những món đồ xưa cũ dần xuất hiện trong đời sống hiện đại như một đồ vật để trang trí “nơi ăn, chốn ở” của mỗi gia đình nhờ vẻ đẹp hoài cổ, như đồng hồ, ti vi, đài cassette, đĩa nhạc, phích nước…

Chị Huyền Trang (32 tuổi, ở phường Kim Tân, thành phố Lào Cai) rất yêu nhạc xưa, thích đắm chìm trong âm thanh từ chiếc cassette. Âm nhạc từ cassette không chỉ giúp chị Hà Trang rũ bỏ mệt mỏi sau nhiều giờ ngồi làm việc trên máy tính mà còn trở thành đồ trang trí cho căn phòng nhỏ. Chị Hà Trang tâm sự: Mỗi món đồ cổ đều là một phần của lịch sử, là minh chứng cho sự phát triển của xã hội. Việc sưu tầm và bảo tồn những món đồ xưa không chỉ để thỏa mãn niềm đam mê của bản thân mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ sau.

Mô hình cà phê bao cấp thu hút nhiều khách hàng.

Ngày nay, nhiều bạn trẻ cũng khéo léo sáng tạo, sử dụng đồ cũ từ gỗ để biến hóa thành kệ, giá đựng đồ, hay đơn giản là biến những khung hình cũ thành những chiếc đĩa nhỏ xinh để đựng hoa quả hoặc đồ dùng hằng ngày… Từ đó, những món đồ xưa cũ trở thành món đồ để decor làm mới không gian nhà mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí.

Đồ cũ được tái chế trở thành những vật dụng trong sinh hoạt hoặc đơn giản là để bày trí trong nhà.

Thực tế, giá trị những món đồ xưa cũ không chỉ ở vẻ đẹp bên ngoài mà còn bởi giá trị lịch sử và nét văn hóa ẩn chứa bên trong. Đó không chỉ là đam mê, sở thích mà còn là cách nhiều người lựa chọn lưu giữ giá trị văn hóa một thời.

https://baolaocai.vn/do-cu-trong-khong-gian-moi-post391756.html

 

Theo Thi Khanh/Báo Lào Cai điện tử

Tin Liên Quan

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh...

Tháng 11 sẽ diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa”

Từ ngày 8 - 10/11, Lào Cai sẽ tổ chức Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” tại số 2 Fansipan, đường Fansipan, thị xã Sa Pa.

[Ảnh] Nét đẹp dung dị của đồng bào các dân tộc thiểu số Sa Pa

Mảnh đất Sa Pa xinh đẹp là nơi quần cư của 5 dân tộc thiểu số, gồm Mông, Tày, Giáy, Dao và Xá Phó. Mỗi dân tộc có vẻ đẹp riêng về phong tục, tập quán, trang phục, đời sống văn hóa tinh thần, làm nên vẻ đẹp đậm đà bản sắc của vùng cao Sa Pa.