Tập trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc. Toàn tỉnh có trên 781 nghìn người, gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, các dân tộc thiểu số chiếm trên 66,2% dân số toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 138 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 1.174 thôn, tổ dân phố, trong đó có 605 thôn đặc biệt khó khăn.

Từ năm 2019 đến nay, Trung ương và tỉnh đã dành trên 17.000 tỷ đồng để đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và nâng cao đời sống cho người dân.

Nghề thủ công truyền thống góp phần nâng cao sinh kế cho người dân.

Đến nay, 100% xã trên địa bàn tỉnh có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa mặt nền; 100% thôn, bản có đường tới trung tâm thôn, trong đó trên 70% được cứng hóa mặt nền; 100% xã đã có điện lới quốc gia, trong đó tỷ lệ hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia là 97,6%; toàn tỉnh hiện có tổng số 834 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn, đảm bảo cấp nước cho 43.960 hộ; tỷ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,3%.

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo mạnh mẽ việc chuyển đổi cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn thâm canh tăng vụ; cung cấp giống mới có năng suất cao, khuyến khích và giúp đỡ đồng bào thay đổi tập quán canh tác từ nhỏ lẻ, truyền thống sang phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, vươn lên làm giàu. Kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển đa dạng về số lượng, chất lượng. Toàn tỉnh có 296 hợp tác xã, hoạt động của các hợp tác xã đã có nhiều đổi mới và ngày càng có hiệu quả, nội dung hoạt động đã mở rộng từ đơn ngành sang đa ngành; các hợp tác xã hoạt động trong khu vực nông nghiệp đã thể hiện vai trò quan trọng trong ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu thập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng du lịch, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, gắn với bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Toàn tỉnh hiện có 11 điểm du lịch cộng đồng được công nhận và 01 khu du lịch Quốc gia; 457 cơ sở lưu trú dịch vụ homestay, với trên 1.000 lao động nông thôn tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng; thu nhập trung bình của các hộ làm du lịch cộng đồng homestay/năm khoảng từ 35 - 40 triệu đồng.

Phát triển du lịch cộng đồng góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Lào Cai.

Thực hiện tốt những chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tăng tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 46,3% vào năm 2021 lên 52,8% năm 2023; giúp lao động có việc làm ổn định, có sinh kế để tăng thu nhập.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của toàn tỉnh xuống còn 14,94% vào năm 2023; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 31,3% xuống còn 18,8%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 95 triệu đồng/người/năm.

Trong phong trào thi đua thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đã xuất hiện nhiều tấm gương tự nguyện hiến đất, đóng góp tài sản, ngày công lao động để xây dựng nông thôn mới điển hình như hộ gia đình ông Ma Seo Lằng hiến gần 2.650m2 đất thực hiện con đường nối từ thôn Lũng Pô đến trung tâm xã A Mú Sung; hộ gia đình ông Giàng A Hồ ở thôn Nậm Trang, xã Nậm Mả, huyện Văn Bàn đã hiến trên 6.000m2 đất để mở rộng đường nội đồng...

Về giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được quan tâm. Tỉnh có 09 trường phổ thông dân tộc nội trú, 134 trường phổ thông dân tộc bán trú và 98 trường phổ thông có học sinh bán trú; Trong đó, có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia; 70 trường Phổ thông dân tộc bán trú đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng, duy trì và nâng cao hiệu quả thực hiện các mô hình: “Trường bán trú dân nuôi - Lương thực cho em”; “Học sinh bán trú tự quản - Giúp nhau cùng tiến bộ”. Tỷ lệ học sinh vùng dân tộc thiểu số đến trường luôn được duy trì ở mức cao.

Mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm đầu tư, triển khai kịp thời, đầy đủ, hiệu quả các chính sách y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là chính sách khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện dân số góp phần nâng cao nhận thức của người dân tộc thiểu số về dân số - Kế hoạch hóa gia đình; triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của tỉnh về công tác dân số.

Công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được chú trọng. Đến nay đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số của tỉnh đã nâng lên cả về chất lượng và số lượng. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số cấp tỉnh, huyện là 8.064 người, chiếm 33,6%.

Trò chơi dân gian góp phần nâng cao đời sống, tinh thần cho người dân.  Ảnh TL.

Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, tuyên truyền, vận động đồng bào cải tạo tập quán lạc hậu luôn được chú trọng; công tác cải tạo tập tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào được thực hiện thường xuyên, gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, tập trung vào việc vận động nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân.

Ông Nguyễn Văn Bảo - Phó Trưởng Ban dân tộc tỉnh cho biết: Việc thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc thời gian qua đã tạo nên diện mạo mới cho các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Lào Cai. Đây là những động lực quan trọng để đồng bào các dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh nỗ lực vươn lên, phát huy tiềm năng thế mạnh cùng ý chí tự lực tự cường, đoàn kết, đồng lòng đưa mọi mặt đời sống phát triển nhanh và bền vững./.

Hà Phương

Tin Liên Quan

Bài 1: Xứng tầm đô thị trung tâm du lịch Bắc Hà

Theo Nghị quyết 1197/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2023 - 2025, từ ngày 1/11/2024, xã Tà Chải được nhập vào thị trấn Bắc Hà. Để quá trình sắp xếp, sáp nhập tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân, huyện...

Phải khơi gợi ý thức tự thân thoát nghèo trong Nhân dân

Làm việc với Đảng ủy, UBND xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) chiều 29/10 về công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà xuống cấp, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang chỉ đạo: "Để thoát khỏi danh sách 10 hộ nghèo nhất tỉnh, xã phải khơi gợi ý thức tự thân thoát nghèo trong Nhân dân; phải có mục tiêu rõ ràng, đã...

Bí thư Tỉnh uỷ Đặng Xuân Phong gặp gỡ lãnh đạo Đảng Lao động Mê-hi-cô

Tối 28/10/2024 (giờ Mê-hi-cô), tiếp nối các hoạt động đối ngoại tại Mê-hi-cô, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn đã gặp gỡ và làm việc với Tổng Bí thư Alberto Anaya Gutiérrez và...

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai Đặng Xuân Phong và đoàn công tác thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Mê-hi-cô

Ngày 28/10/2024 (giờ Mê-hi-cô), Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn đã đến Mê-hi-cô triển khai các hoạt động đối ngoại của tỉnh.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống Nhân dân

Với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của người dân, công tác phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn của xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa đã đạt rất nhiều kết quả tích cực. Đây cũng là xã đầu tiên trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới của giai đoạn 2021 - 2025.

Phát huy vai trò truyền thông trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai