WB cảnh báo tình trạng lãng phí lương thực trên thế giới

Trong báo cáo công bố cuối tháng 2, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết khối lượng lương thực bị lãng phí hoặc thất thoát mỗi năm trên thế giới lên tới 25 - 33%. Ngũ cốc, rau, củ, quả là loại thực phẩm bị lãng phí nhiều nhất.
 
WB nhấn mạnh nghịch lý trong khi hàng triệu người trên thế giới đi ngủ ôm bụng đói mỗi đêm, thì hàng triệu tấn lương thực bị lãng phí hoặc bị hư hỏng do khâu bảo quản kém. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lãng phí thực phẩm nằm ở khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ trong dây chuyền cung ứng lương thực. Thậm chí, hàng triệu tấn lương thực bị ném vào thùng rác hoặc bị hỏng trên đường vận chuyển ra thị trường.

Tại Bắc Mỹ, khoảng 61% khối lượng lương thực bị mất mát trong giai đoạn tiêu thụ, trong khi tại châu Phi, tình trạng lãng phí phần lớn xảy ra ở quá trình sản xuất và chế biến.

Ở các nước như Mỹ và Anh, trung bình một gia đình gồm 4 người mỗi năm lãng phí lần lượt 1.600 USD và 1.100 USD tiền mua thực phẩm mà không dùng đến. Còn tại các nước ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara, chỉ có 5% lượng lương thực bị thất thoát trong quá trình tiêu thụ.

Báo cáo cho biết, chính sách mua bán của các siêu thị đã kích thích việc sản xuất lương thực dư thừa và việc khuyến mại cũng khuyến khích người tiêu dùng mua quá nhiều so với nhu cầu sử dụng, dẫn tới việc bỏ phí lương thực tại gia đình.

Cũng theo bản báo cáo, tình trạng lãng phí lương thực đang gây ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên như đất đai, nước, năng lượng… Cụ thể, sự lãng phí trong dây chuyền cung ứng gạo, táo và cà phê dẫn đến sự lãng phí một lượng lớn nước sạch dùng trong trồng trọt./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.