Quy định quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Ngày 03/3/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2014/NĐ-CP quy định việc cung cấp, nhận thông tin, lập, theo dõi, dự báo và phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Nghị định quy định việc lập cán cân thanh toán cần đảm bảo nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán và điều kiện thực tiễn của Việt Nam; đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán là đồng đôla Mỹ (USD); tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo; quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD; thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú; giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.
 
Nghị định quy định rõ, cán cân thanh toán được lập và phân tích theo định kỳ quý, năm. Trong đó, cán cân thanh toán quý được lập và phân tích trong thời gian 45 ngày kể từ khi kết thúc quý báo cáo; cán cân thanh toán năm được lập và phân tích trong thời gian 60 ngày kể từ khi kết thúc năm báo cáo.

Hàng hóa được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm tất cả các loại hàng hóa có sự thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú. Các trường hợp không được thống kê trong hạng mục hàng hóa gồm: hàng hóa chuyển qua biên giới nhưng không có sự thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú; vàng do Ngân hàng Nhà nước xuất, nhập khẩu phục vụ cho mục đích quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước; hàng hóa do khách du lịch, người lao động là người không cư trú chi tiêu tại Việt Nam và khách du lịch, người lao động là người cư trú chi tiêu tại nước ngoài; hàng hóa bị tổn thất và bị trả lại;...

Dịch vụ được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm toàn bộ các giao dịch mua, bán, trao đổi giữa người cư trú và người không cư trú về các sản phẩm do hoạt động dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch, thông tin liên lạc, xây dựng, bảo hiểm, tài chính, máy tính và thông tin, quyền sử dụng giấy phép, quyền sử dụng thương hiệu và bản quyền, dịch vụ cá nhân, văn hóa, giải trí, dịch vụ Chính phủ và dịch vụ Logistic.

Thu nhập được thống kê trong cán cân thanh toán quốc tế bao gồm toàn bộ các khoản thu nhập phát sinh từ yếu tố lao động và vốn hay các tài  sản tài chính do người cư trú trả cho người không cư trú và người không cư trú trả cho người cư trú; thu nhập từ yếu tố lao động bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các khoản giao dịch chi trả lương, thưởng, thu nhập khác giữa người cư trú và người không cư trú; thu nhập từ vốn hay từ các tài sản tài chính bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ giao dịch về tiền lãi đói với các khoản vay nợ hoặc cho vay nước ngoài, các khoản tiền gửi, lợi nhuận, cổ tức...

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/4/2014 và thay thế Nghị định số 164/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Hương Thủy

Tin Liên Quan

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!