2/3 số người suy dinh dưỡng sống tại châu Á – Thái Bình Dương

Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO), trên thế giới hiện có khoảng 842 triệu người bị thiếu dinh dưỡng và 2/3 trong số đó sống tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
 
Tại Hội nghị về an ninh lương thực được tổ chức tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ hôm 10/3, FAO nhận định, sản xuất lương thực trên thế giới từ nay đến năm 2050 cần tăng 60 % để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ cho nhân loại.

Theo tổ chức này, mặc dù nhu cầu lương thực trên thế giới ngày càng tăng, song ngân sách dành cho nghiên cứu nông nghiệp lại giảm đi một cách đáng kể, do vậy các chuyên gia lo ngại trong tương lai cung sẽ tăng chậm hơn cầu. Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt lương thực sẽ là gánh nặng cho những quốc gia chậm phát triển - nơi có tỷ lệ dân số tăng cao.

Theo FAO, tại những quốc gia nghèo, sản lượng nông nghiệp phải tăng 77% mới có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực cho nhân loại và nếu mục tiêu này không đạt được thì chỉ riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có hơn 500 triệu người bị suy dinh dưỡng. Trong hoàn cảnh đó, FAO cho rằng châu Á chỉ có hai giải pháp, hoặc là tăng diện tích trồng trọt, hoặc nâng cao năng suất của ngành nông nghiệp.

Không chỉ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, châu Á cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Mà nếu tình hình không được cải thiện, việc thiếu nước sẽ càng làm trầm trọng hơn sự thiếu hụt về lương thực. Theo các số liệu của các nhà chuyên môn, lượng nước bình quân của châu Á chỉ tương đương 1/10 mức bình quân của khu vực Nam Mỹ, hay ở Australia và New Zealand, thấp hơn 1/4 mức của khu vực Bắc Mỹ, chỉ tương đương 1/3 mức của châu Âu và cũng ít hơn so với châu Phi vốn được hiểu nhầm là lục địa khô cằn nhất.

Theo dự tính, vào năm 2030, nhu cầu về nước ở châu Á sẽ cao hơn mức cung 40%. Do gần 80% nguồn nước của khu vực được dành cho sản xuất nông nghiệp, bởi vậy việc thiếu nước sẽ góp phần gây nên sự thiếu hụt về lương thực.

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự tính giá lương thực tại các quốc gia đang phát triển thuộc châu Á - nơi có hơn 3,3 tỷ người sinh sống tăng khoảng 10% đến năm 2020./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.