Việt Nam gia nhập Công ước về Khung chính sách thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động của ILO

Chiều ngày 12/3, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã họp báo công bố gia nhập Công ước số 187 về Khung chính sách thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

 

 

Họp báo công bố gia nhập Công ước số 187 (Ảnh: KT) 

Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Tiến Đức – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Quyết định của Chủ tịch nước số 232/2014/QĐ-CTN về việc gia nhập Công ước số 187.

Ngày 15/6/2006, ILO thông qua Công ước số 187. Công ước này có hiệu lực từ ngày 20/2/2009, gồm 14 điều qui định tập trung vào chính sách quốc gia, hệ thống quốc gia và chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động.

Giới thiệu những nội dung cơ bản của Công ước, ông Đặng Đức San – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, mỗi nước thành viên phải tăng cường môi trường làm việc an toàn và lành mạnh thông qua chính sách quốc gia; mỗi nước thành viên phải tăng cường và thúc đẩy quyền của người lao động được làm việc trong môi trường lao động an toàn và lành mạnh ở tất cả các cấp.

Trong chính sách quốc gia, mỗi nước thành viên, trong điều kiện và thực tiễn của quốc gia và tham khảo ý kiến của tác tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và người lao động, phải tăng cường các nguyên tắc cơ bản như đánh giá rủi ro và nguy cơ nghề nghiệp; phòng trừ các rủi ro và nguy cơ ngay tại nguồn; xây dựng văn hoá quốc gia về an toàn và vệ sinh có tính phòng ngừa bao gồm thông tin, tư vấn và huấn luyện.

Về kế hoạch triển khai thực hiện, ông Đặng Đức San nhấn mạnh: Sau khi gia nhập Công ước, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tống đạt các nội dung Công ước đến các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội… Tuyên truyền, phổ biến cho người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan ban, ngành liên quan  đến công tác an toàn vệ sinh lao động về nội dung cơ bản của Công ước. Tuyên truyền phổ biến có chọn lọc về Công ước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời sẽ in ấn, phát hành tài liệu, tờ rơi, tờ gấp về nội dung Công ước 187.

Bên cạnh đó, thống kê các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, từ đó đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định của Công ước. Bộ LĐ-TB&XH cũng sẽ tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội Luật An toàn vệ sinh lao động, trong đó nội luật hóa các quy định của Công ước 187…

Tại cuộc họp báo, Đại diện Văn phòng ILO cho hay: Việc Việt Nam gia nhập Công ước 187 về Khung chính sách thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động đã thể hiện sự cam kết của Chính phủ đối với vấn đề bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh tật cho người lao động. Đồng thời, việc tham gia Công ước 187 sẽ củng cố và nâng cao uy tín quốc tế của Việt Nam với tư cách là thành viên của ILO. Mặt khác, việc gia nhập Công ước này sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp lý và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động của Việt Nam.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.