FAO cảnh báo nguy cơ tái bùng phát dịch cúm A/H5N1

Ngày 29/1, Tổ chức Lương Nông của Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo thế giới vẫn đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm A/H5N1 nếu như các Chính phủ không vượt qua khó khăn kinh tế để tăng cường giám sát các loại dịch bệnh nguy hiểm có nguồn gốc từ động vật.

Ảnh minh hoạ: Internet
Trong thông báo của mình, người đứng đầu cơ quan thú y thuộc FAO Gioan Lubót (Juan Lubroth) nói rõ, suy thoái kinh tế thế giới đồng nghĩa sẽ có ít tiền hơn dành cho việc phòng ngừa virút A/H5N1, chủng virút từng cướp đi 300 sinh mạng trong thời gian từ năm 2003 - 2011 và buộc thế giới phải tiêu hủy 400 triệu con gà, vịt, gây thiệt hại khoảng 20 tỷ USD. Ông tỏ ý lo ngại trong môi trường kinh tế khó khăn hiện nay, các Chính phủ không thể duy trì các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

FAO cảnh báo nhiều “ổ” virút A/H5N1 vẫn tồn tại ở châu Á và Trung Đông. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, chủng virút này có thể dễ dàng lây lan trên toàn cầu như đã từng xảy ra hồi năm 2006, thời điểm có tới 63 nước chịu ảnh hưởng. Tổ chức này cũng cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh lây nhiễm ở động vật nhai lại (PPR), đồng thời cho biết virút gây bệnh này đã tàn phá Cộng hòa Dân chủ Cônggô và đang lan sang khu vực Nam Phi.

Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật mà FAO khuyến cáo bao gồm: Cải thiện điều kiện vệ sinh chung, kiểm soát chợ và biên giới, kiểm tra y tế ở các chợ và trang trại, tăng cường thiết bị và tập huấn tại các phòng thí nghiệm./.

(Theo Báo điện tử Đảng cộng sản)

Tin Liên Quan

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia vùng Vịnh

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong những năm qua duy trì đà phát triển tích cực. Cơ chế chính sách thuận lợi, cùng những thành tựu ấn tượng về kinh tế-xã hội đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu tại châu...

Liên hợp quốc thúc giục hành động vì khí hậu

Ngày 24/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục cảnh báo nhân loại sẽ phải trả giá khủng khiếp vì thiếu hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Ông Guterres nhấn mạnh, thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.

Cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát triển

Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến...

Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Triều Tiên

Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Triều Tiên, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm Triều Tiên từ ngày 21 đến 26/10, tiến hành trao đổi chính sách luân phiên cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Triều Tiên lần thứ 5.

Châu Á là động lực quan trọng của kinh tế toàn cầu

Các chuyên gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, đóng góp tới 60% mức tăng trưởng, châu Á rõ ràng là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Tân Hoa xã dẫn lời ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, nhấn mạnh châu Á là khu vực năng động nhất thế giới, với lực...