“Không thể vỗ tay bằng một bàn tay”

Quyết tâm cải cách kinh tế đi đôi với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là phương thức cơ bản để tạo sức bật mới cho Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: VGP/Hải Minh


Toàn văn phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

Đó là tư duy về phát triển bền vững của Việt Nam, được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu bật tại Hội thảo quốc tế “Cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, khai mạc sáng ngày 24/3 tại Hà Nội. 

Phó Thủ tướng cho rằng đẩy mạnh hội nhập quốc tế vừa là cơ hội, vừa là động lực thúc đẩy cải cách kinh tế ở trong nước, mặt khác, hội nhập quốc tế chỉ có hiệu quả nếu được gắn kết chặt chẽ với cải cách kinh tế. Cải cách kinh tế cần gắn kết tương hỗ với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, bởi "chúng ta không thể vỗ tay chỉ bằng một bàn tay”.

Tiến trình hội nhập của Việt Nam đang bước sang giai đoạn mới khi Cộng đồng ASEAN đi vào hoạt động năm 2015, hoàn tất đàm phán các FTA với các đối tác chủ chốt, trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP).

Trước những cơ hội mới từ tiến trình hội nhập sâu rộng, Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh đổi mới thể chế, hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải thiện sức cạnh tranh kinh tế, tăng cường truyền thông về hội nhập và nâng cao năng lực hội nhập.

Để phát triển bền vững đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ hơn tư duy và tầm nhìn phát triển (Ảnh: VGP/Hải Minh)

Trong nước, Việt Nam đang triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 với 3 đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.

Gần 30 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước những thách thức không nhỏ trong quá trình hướng tới tăng trưởng bền vững.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng để vượt qua thách thức, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy và tầm nhìn phát triển cũng như bản lĩnh và quyết tâm lớn của cả nền kinh tế.

Phó Thủ tướng gợi ý các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ 5 vấn đề: Một là, tiếp tục phát huy vai trò kiến tạo phát triển của Nhà nước trong tương quan với các chủ thể khác trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập quốc tế sâu rộng; hai là, xây dựng một cơ cấu kinh tế hiện đại như thế nào để tăng trưởng bền vững và bao trùm; ba là, giải quyết mối quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và cải cách cơ cấu trong trung và dài hạn; bốn là, vị trí, vai trò mới của nông nghiệp đối với tăng trưởng bền vững và bao trùm; năm là, cần làm gì trong xu thế liên kết kinh tế đa tầng nấc để có thể tham gia và tranh thủ được tối đa lợi ích của các chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Việc tổ chức Hội thảo cũng là bước đi cụ thể nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong quá trình triển khai tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững. Những chia sẻ kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách tại Hội thảo sẽ là nguồn thông tin tham khảo quý cho Việt Nam trong các nỗ lực cải cách.

Hội thảo có sự tham dự của 80 đại biểu, trong đó có các chuyên gia, học giả trong nước và nước ngoài./.

Theo Chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!