Thủ tướng Nhật Bản quyết tâm chấn hưng nền kinh tế

Ngày 28/1, trong bài phát biểu về chính sách đầu tiên trước Quốc hội Nhật Bản sau khi đảng Dân chủ Tự do giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 12/2012, Thủ tướng Shinzo Abe đã tỏ rõ quyết tâm chấn hưng nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc.

 Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản ngày 28/1.      (Ảnh: AFP)

Ông Abe nêu rõ, chiến lược khôi phục kinh tế Nhật Bản của ông sẽ được thực hiện dựa trên 3 trụ cột chính, trong đó bao gồm việc đưa ra các chính sách tiền tệ táo bạo, áp dụng một chính sách tài khóa linh hoạt và một chiến lược tăng trưởng nhằm thúc đẩy đầu tư công. Qua đó, nhà lãnh đạo Nhật Bản đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua những “cuộc khủng hoảng” đang đe dọa đến tương lai của Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Bản cho biết, ông đã chỉ thị cho Nội các mới của Nhật Bản đưa ra các sách lược cụ thể để khôi phục nền kinh tế nước nhà, tái thiết đất nước sau thảm họa kép động đất - sóng thần năm 2011 và tăng cường khả năng ứng phó với khủng hoảng. Ông Abe nêu rõ, nội các mới của Nhật Bản phải làm tất cả những gì có thể nhằm đạt được những kết quả mang tính “đột phá” trong nỗ lực vượt qua khủng hoảng. Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi tinh thần đoàn kết, sự bắt tay hợp lực của tất cả các thành viên trong Quốc hội Nhật Bản, bao gồm cả phía đảng cầm quyền và phe đối lập nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên.

Trong bài phát biểu ngày 28/1, ông Abe cũng đưa ra lý giải tại sao ông coi những nỗ lực nhằm chấn hưng nền kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Thủ tướng Nhật Bản nêu rõ, tình trạng giảm phát liên tục và đồng Yên tăng giá đang làm lung lay niềm tin truyền thống của người dân đất nước mặt trời mọc rằng “những người làm việc chăm chỉ sẽ được khen thưởng”.

Ông Abe cũng kêu gọi Quốc hội Nhật Bản sớm triển khai các dự thảo ngân sách bổ sung cho năm tài khóa 2012 để thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế trong thời gian sớm nhất có thể. Tuy nhiên, ông Abe cũng nêu rõ: “Nhật Bản không thể mãi đưa ra các gói kích thích chi tiêu tài chính… Chúng ta sẽ hình thành và thực hiện một chiến lược tăng trưởng có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của lĩnh vực đầu tư công và tiêu dùng… Một trong những thách thức nghiêm trọng và cấp bách nhất đối với chúng ta hiện giờ là khôi phục kinh tế. Chúng ta không thể thoát khỏi tình cảnh giảm phát và đồng Yên liên tục bị tăng giá nếu như tiếp tục duy trì các biện pháp trong quá khứ”.

Những tuyên bố trên được ông Abe đưa ra chỉ không lâu sau khi chính phủ Nhật Bản, hồi đầu tháng 1/2013 đã tuyên bố một gói kích thích kinh tế 226,5 tỷ USD làm dấy lên mối lo ngại về gánh nặng nợ công “ngày càng chồng chất” của nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới.

Một số nguồn tin nước ngoài cho biết, trong năm tài khóa 2013 (bắt đầu từ tháng 4/2013), ngân sách của Nhật Bản sẽ dừng ở mức 92,61 nghìn tỷ Yên (tương đương 1,05 nghìn tỷ USD), trong đó gồm 43,1 nghìn tỷ Yên được thu từ các khoản thuế và 42,85 nghìn tỷ Yên từ các khoản phát hành trái phiếu mới. Đây là lần đầu tiên trong vòng 4 năm trở lại đây, các nguồn thu từ thuế của Nhật Bản vượt qua các nguồn thu từ phát hành trái phiếu./.

(Theo Báo ĐCSVN)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...