Tổng kim ngạch xuất khẩu quý I tăng 14,1%

Theo Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) quý I năm 2014 ước đạt 33,35 tỉ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với tăng 4,12 tỷ USD).

 

 

 Tổng kim ngạch xuất khẩu quý I tăng 14,1%
(Ảnh minh hoạ: K.D)

Trong đó KNXK của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt gần 10,9 tỷ USD, chiếm 32,6% tổng KNXK của cả nước, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái; KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,47 tỷ USD, chiếm 67,4% tổng KNXK của cả nước, tăng 16,3%, nếu không kể dầu thô KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,78 tỷ USD tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2013.

Về nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng nông lâm thủy sản quý I năm 2014 xuất khẩu ước đạt 4,9 tỷ USD, chiếm 14,8% trong tổng KNXK, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với tăng 318 triệu USD. So với cùng kỳ, giá bình quân xuất khẩu của các mặt hàng cà phê, cao su, sắn và sản phẩm từ sắn suy giảm (cao su giảm đến 24,8%), giá những mặt hàng khác tăng nhẹ (từ 2,0% đến 3,0%). Bên cạnh đó, lượng của các mặt hàng chè các loại, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn, cao su giảm (giảm từ 10,0% đến hơn 19,0%), các mặt hàng nhân điều tăng 19,1%; cà phê tăng 12,9%; hạt tiêu tăng 28,9%. Tuy nhiên, mặt hàng thủy sản và rau quả tăng trưởng khá là yếu tố đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm.

Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản quý I năm 2014 ước đạt 2,3 tỷ USD, cũng chiếm gần 7,0% trong tổng KNXK, giảm 9,0% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương với giảm 230 triệu USD. Duy nhất trong nhóm có lượng xăng dầu tái xuất tăng 3,1%, còn lại lượng xuất khẩu các mặt hàng khác đều giảm. Giá bình quân xuất khẩu của tất cả các mặt hàng của nhóm đều giảm (ngoại trừ xăng dầu tăng nhẹ 0,9%), thậm chí có những mặt hàng giá xuất khẩu giảm sâu như quặng và khoáng sản khác giảm 66,3%; than đá giảm 26,9% đã làm kim ngạch xuất khẩu của nhóm giảm.

Ngoài ra, hóm hàng công nghiệp chế biến quý I năm 2014 ước đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 70,6% trong tổng KNXK, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương với tăng hơn 3,5 tỷ USD. Trong tổng số 26 mặt hàng xuất khẩu chính của nhóm, trừ 3 mặt hàng: bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, phân bón các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu giảm, các mặt hàng còn lại đều có kim ngạch xuất khẩu tăng. Một số mặt hàng xuất khẩu có quy mô và tốc độ tăng cao là nhân tố chính đóng góp vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu của nhóm như: gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,3%, hàng dệt và may mặc tăng 21,9%, giày, dép các loại tăng 25,9%, điện thoại các loại và linh kiện tăng 22,7%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 26,7%, máy móc, thiết bị phụ tùng tăng 9,7%.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 14,1% là kết quả khá tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2014. Kim ngạch 3 tháng đầu năm ước đạt 22,9% kế hoạch năm và cao hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu Quốc hội thông qua là 10,0%. Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu cao nhất là thị trường Châu Đại Dương, ước tăng khoảng 28,5%, trong đó Ôxtrâylia tăng 29,4%. Thị trường Châu Á ước tăng 12,4%, trong đó khu vực các nước Đông Á tăng cao nhất (tăng 17,2%)... Tiếp đó là thị trường các nước Đông Nam Á (tăng 6,5%). Thị trường Châu Âu tăng 7,1%, trong đó, hầu hết các nước có KNXK tăng trưởng khá (Bỉ tăng 54,4%, Italia tăng 18,9%, Pháp tăng 9,8%, Tây Ban Nha tăng 14,5%, Thụy Điển tăng 10,0%, Cộng hòa Séc tăng 28,3%, Latvi tăng 37,4%, Ba Lan tăng 24,3%, Slovakia tăng 18,4%...

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...