Tham gia TPP giúp Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

Khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng cải cách mạnh mẽ DNNN, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN, kể cả DN FDI.
Ảnh minh họa

Tại Hội thảo “Quốc hội với việc đàm phán, phê chuẩn và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do” (FTAs), diễn ra ngày 17/4 tại TPHCM, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ngô Đức Mạnh cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia đàm phán, ký kết 8 FTA song phương, gia nhập WTO, đàm phán nhiều FTA đa phương và khu vực.

Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) như TPP, FTA Việt Nam-EU…

Với Hiệp định TPP, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cho biết TPP sẽ có phạm vi rộng hơn, yêu cầu thực thi cao hơn và khả năng tác động thể chế lớn hơn, rộng hơn.

Những nội dung mà WTO đang điều chỉnh và Việt Nam đã cam kết thì với TPP, chúng ta sẽ phải cam kết sâu rộng hơn, với lộ trình tự do hóa nhanh hơn. Những nội dung không có trong WTO hoặc Việt Nam chưa cam kết trong WTO thì phải đưa vào TPP như đầu tư công, mua sắm Chính phủ, chính sách cạnh tranh và DNNN,…

Bên cạnh đó, khi tham gia TPP, Việt Nam cần phải điều chỉnh cả những nội dung không trực tiếp mang tính thương mại nhưng có liên quan đến thương mại như quyền của người lao động, các tổ chức xã hội dân sự, môi trường, lao động-công đoàn…

Tác động đến thể chế kinh tế

Ông Trương Đình Tuyển cho rằng khi tham gia các FTAs, đặc biệt là TPP sẽ tạo động lực cải cách thể chế, nhưng cũng là cơ hội để chúng ta hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường. Qua đó, bảo đảm việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

Theo ông Tuyển, thể chế là yếu tố quyết định nhất đến sự phát triển nhanh và bền vững chứ không phải là  các lợi thế tự nhiên (tài nguyên, vị trí địa lý..). Thể chế tạo ra lợi thế so sánh động và đây chính là lợi ích dài hạn khi tham gia TPP. Tăng trưởng xuất khẩu, thu hút mạnh đầu tư là kết quả cụ thể của quá trình hoàn thiện thể chế theo yêu cầu khi tham gia các FTAs, trong đó có TPP.

Khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng cải cách mạnh mẽ DNNN, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả với DN FDI. Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường, loại bỏ mọi hình thức trợ cấp trái với quy định của WTO. Tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, có thể tiên liệu được và thị trường cạnh tranh bình đẳng. Tăng cường thể chế thực thi và chế tài xử phạt; bảo đảm sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình xử lý tranh chấp.

Cũng theo ông Trương Đình Tuyển, Việt Nam sẽ phải định vị lại vai trò của 3 trụ cột trong thể chế kinh tế thị trường hiện đại là thị trường, Nhà nước và xã  hội. Trong đó, thị trường giữ vai trò quyết định trong việc phân bố nguồn lực. Nhà nước sử dụng các công cụ điều tiết thị trường và thực hiện chức năng kiến tạo phát triển và chiến lược tăng trưởng.

Một số đại biểu cũng chia sẻ, TPP sẽ tạo "sức ép" pháp lý để Việt Nam xây dựng một nền kinh tế thị trường có sức cạnh tranh, đồng thời cũng tạo điều kiện để chúng ta xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp mạnh./.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...