Ngày Quốc tế Gia đình (15/5): Gia đình góp phần hoàn thành các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ

Gia đình có vai trò quan trọng sống còn trong tiến trình phát triển xã hội của mỗi quốc gia và toàn cầu. Gia đình là một trong những nhân tố chính giúp thúc đẩy những thay đổi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước, đồng thời là phương tiện hiệu quả giúp chăm sóc, bảo vệ và phát triển của các thành viên trong xã hội.
 
Ngày 20/9/1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 15/5 hằng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế Gia đình. Đây là dịp để nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến gia đình và các tiến trình xã hội, kinh tế và nhân khẩu học ảnh hưởng đến gia đình.

Trong nghị quyết 62/129, Đại hội đồng Liên hợp quốc từng lưu ý rằng các quy định liên quan đến gia đình được thiết lập từ các kết quả của nhiều hội nghị thượng đỉnh và cuộc họp do Liên hợp quốc tổ chức tiếp tục đưa ra các định hướng chung về cách thức nhằm tăng cường các chính sách và chương trình hành động tập trung vào các gia đình. Đây cần được xem là một phần của cách tiếp cận toàn diện và tích hợp để phát triển.



Ngày Quốc tế Gia đình được kỷ niệm vào ngày 15/5 hằng năm. (Ảnh: surfexel.in)

Gia đình – mối quan tâm chung của toàn xã hội

Năm 1983, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, theo đề nghị của Ủy ban Phát triển Xã hội tại kỳ họp thứ 28 đã thông qua một nghị quyết (1984/23) về vai trò của gia đình trong quá trình phát triển, trong đó nhấn mạnh mục tiêu "thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách và công chúng hiểu rõ hơn về những vấn đề và nhu cầu của gia đình cũng như các phương tiện hiệu quả để đối phó với những vấn đề đó".

Ngày 29/5/1985, trong nghị quyết 1985/29, Hội đồng Kinh tế và Xã hội đã trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc xem xét trong chương trình nghị sự một mục mang tên "Các gia đình trong quá trình phát triển" nhằm bắt đầu một quá trình phát triển nhận thức toàn cầu về những vấn đề liên quan tới gia đình.

Sau đó, ngày 7/12/1987, theo đề nghị của Ủy ban Phát triển Xã hội tại kỳ họp thứ 30 và cũng của chính Ủy ban này tại phiên họp chính thức đầu tiên năm 1987 (nghị quyết 1987/42 ngày 28/5/1987), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết 42/134, trong đó kêu gọi “tất cả các quốc gia đưa ra ý kiến về việc kỷ niệm một năm quốc tế về gia đình”. Đại hội đồng cũng yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc công bố, tại phiên họp thứ 43 một bản báo cáo chi tiết, xây dựng dựa trên các đánh giá và đề xuất của các chính phủ thành viên, liên quan đến việc kỷ niệm một năm quốc tế gia đình và các phương tiện khác để cải thiện tình hình, vật chất của gia đình và nhấn mạnh sự hợp tác quốc tế trong khuôn khổ các nỗ lực chung của thế giới nhằm ủng hộ các tiến bộ và sự phát triển trong lĩnh vực xã hội.

Năm 1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong nghị quyết 47/237, đã quyết định lấy ngày 15/5 hằng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế Gia đình với mục đích nâng cao nhận thức về các vấn đề gia đình và tăng cường khả năng của các quốc gia trong việc thực hiện các chính sách toàn diện về những vấn đề liên quan đến gia đình.

Ngày Quốc tế Gia đình là cơ hội để hiểu rõ hơn những vấn đề mà các gia đình phải đối mặt và khuyến khích các sáng kiến ​​thích hợp. Ngày kỷ niệm này cũng có thể trở thành một nhân tố mạnh mẽ huy động sự tham gia của tất cả các quốc gia nhằm tìm cách ứng phó với những vấn đề đặt ra đối với các gia đình trong mỗi xã hội. Ngày Quốc tế Gia đình cũng là một cơ hội để làm nổi bật tinh thần đoàn kết, tập hợp các gia đình vào chung một nỗ lực nhằm xây dựng cuộc sống với chất lượng tốt hơn.

Gia đình góp phần hoàn thành các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, không thể phủ nhận nhiều vai trò mới của các gia đình trong tiến trình phát triển xã hội, đặc biệt trong các vấn đề giảm đói nghèo, tiếp cận các dịch vụ xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, duy trì hòa bình và an ninh. Năm 2014, chủ đề của Ngày Quốc tế Gia đình được lựa chọn là: “Các gia đình góp phần vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ; Năm quốc tế gia đình +20”.

Trong thông điệp được đưa ra nhân Ngày Quốc tế Gia đình năm nay, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nêu rõ: “Với việc nuôi dưỡng kinh tế và tình cảm cho các thành viên, các gia đình có thể tăng cường sản sinh và chăm sóc cho các công dân cam kết vì lợi ích chung”. Tổng Thư ký nhấn mạnh nếu các gia đình hoạt động tốt thì họ có thể giúp xóa đói giảm nghèo, cải thiện an sinh của các bà mẹ, thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy quyền con người.

“Hỗ trợ cho các gia đình giữ vai trò rất quan trọng để thực hiện đầy đủ các tiềm năng của họ. Điều đó có nghĩa cần xem xét các nhu cầu của gia đình trong các chính sách phát triển, xem xét hoàn cảnh của họ trong việc giải quyết các cuộc xung đột và ủng hộ việc đối xử công bằng đối với tất cả các gia đình, bất kể cấu trúc của họ”, ông Ban Ki-moon nhấn mạnh.

Theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, trong nỗ lực để mở ra một tương lai bền vững hơn, đạt được các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, hình thành một chương trình nghị sự phát triển mới và đấu tranh chống biến đổi khí hậu, cần thúc đẩy sự phát triển của các gia đình trên thế giới. Cộng đồng quốc tế cần cố gắng củng cố các đơn vị nhỏ nhưng quan trọng này trong mỗi xã hội để có thể xây dựng một gia đình nhân loại hướng tới tiến bộ hơn nữa.

Các sáng kiến quốc gia và quốc tế cần được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về những vấn đề mới đang đặt ra trước mỗi gia đình hiện đại, cũng như sự cần thiết hòa nhập lợi ích của các gia đình vào chính sách phát triển chung của mỗi nước. Các chính sách này phải dựa trên sự bình đẳng giới tính trong việc thực hiện các nghĩa vụ gia đình, đảm bảo phúc lợi cho trẻ em và thiết lập các điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho sự phát triển của các gia đình./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.