Nhiều phát biểu “làm nóng” Shangri-La 2014

Tại Đối thoại Shangri-La lần này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với tư cách là một trong các diễn giả chính đã có bài phát biểu vào ngày khai mạc 30/5.
 
Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á IISS (hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 được tổ chức tại Singapore từ ngày 30/5 đến ngày 1/6. Đối thoại Shangri-La được cho là diễn đàn an ninh quan trọng và có uy tín nhất ở châu Á.

Hội nghị lần này có khoảng 400 chuyên gia và quan chức quốc phòng từ 27 nước tham dự, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật Bản, Anh, Malaysia, Indonesia, Australia, Việt Nam, Singapore, Pháp, New Zealand…

Đối thoại lần này sẽ có 5 phiên họp toàn thể tập trung vào các chủ đề: Đóng góp của Hoa Kỳ đối với ổn định khu vực; tăng cường hợp tác quốc phòng; quản lý những căng thẳng chiến lược; quan điểm của các cường quốc về hòa bình và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương; bảo đảm quản lý với sự thay đổi xung đột ở châu Á - Thái Bình Dương.
 

Tại Đối thoại Shangri-La thứ 13, Thủ tướng Nhật Bản - ông Shinzo Abe đã trình bày
bài phát biểu đề dẫn vào tối 30/5. (Ảnh: Reuters)

Tờ Sankei Shimbun bình luận: Với tư cách là khách mời, diễn giả chính, Thủ tướng Abe trong bài phát biểu đề dẫn tại Đối thoại Shangri-la 2014 tuyên bố Nhật Bản và đồng minh Mỹ luôn sẵn sàng thúc đẩy hợp tác an ninh chung với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ông cũng đề cập đến Trung Quốc mà chắc chắn rằng những lời lẽ chỉ trích này liên quan đến các tranh chấp leo thang ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam sẽ làm nóng diễn đàn Shangri-La năm nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Diễn đàn lần này đã đề cập tới nhiều vấn đề tranh chấp lãnh thổ đang căng thẳng ở châu Á - Thái Bình Dương và nhấn mạnh các cam kết của Mỹ với châu Á hiện đang “mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.

Trước đó, Thượng nghị sĩ Mỹ Ben Cardin thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã khẳng định ông sẽ tham dự Đối thoại Shangri-la và đưa vấn đề căng thẳng hiện nay tại Biển Đông và hành động khiêu khích của Trung Quốc ra diễn đàn quan trọng này. Theo thượng nghị sĩ, Mỹ ủng hộ ASEAN và Trung Quốc tiến tới bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), kêu gọi các bên xử lý khác biệt bằng biện pháp hòa bình. Quan điểm này sẽ được Mỹ nhắc lại trên bất cứ diễn đàn nào.

Phái đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-La năm nay do bà Phó Oánh, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội dẫn đầu. Về phía quân đội, Phó Tổng Tham mưu trưởng Vương Quán Trung sẽ dẫn đầu một đoàn đại biểu 11 người tham dự Đối thoại năm nay.

Kể từ năm 2002, IISS- một trong những tổ chức nghiên cứu chiến lược hàng đầu thế giới - hằng năm đứng ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á IISS tại Khách sạn Shangri-La ở Singapore.

Hội nghị là nơi để Bộ trưởng Quốc phòng, quan chức quốc phòng và quân sự cấp cao của các nước tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số cường quốc khác thảo luận những vấn để thời sự quan trọng nhất liên quan tới an ninh khu vực. Đối thoại Shangri-La đã trở thành sự kiện hằng năm của các nhà hoạch định chính sách quốc phòng chủ chốt của 27 nước châu Á - Thái Bình Dương./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.