Không điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Bằng mọi biện pháp, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc; yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan đang hoạt động phi pháp ra khỏi vùng biển Việt Nam- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2014.
 
 

Phiên họp Chính phủ diễn ra trong bối cảnh đặc biệt - từ đầu tháng 5 đến nay, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu vào vùng biển của Việt Nam
 
 
Trong hai ngày (30/6 và 1/7), Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2014, thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm; thảo luận và định hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014.
 
Phiên họp tổ chức theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với sự tham dự của lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.
 
Kinh tế - xã hội đạt kết quả tốt hơn trên hầu hết các lĩnh vực
 
Tại phiên họp này, qua kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, ý kiến thảo luận, đánh giá của các thành viên Chính phủ, ý kiến phát biểu của 22 lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, nhất là diễn biến phức tạp trên Biển Đông nhưng nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả tốt hơn trên hầu hết các lĩnh vực.
Caption

Kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục chuyển biến tích cực,

đạt kết quả tốt hơn trên hầu hết các lĩnh vực
 
Tăng trưởng GDP tăng ổn định qua các quý (quý II đạt 5,25%, cao hơn mức 5,09% của quý I); 6 tháng đạt 5,18%, cao hơn mức 4,9% của cùng kỳ 2013); giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 1,38% so với tháng 12/2013, thấp nhất trong 13 năm qua. Mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ giá, thị trường ngoại hối cơ bản ổn định. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, tiếp tục có xuất siêu; cán cân thanh toán thặng dư. Tiến độ thu ngân sách nhà nước đạt cao hơn cùng kỳ các năm trước.
 
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và đối mặt với nhiều thách thức như tình hình sản xuất kinh doanh còn khó khăn; tăng trưởng tín dụng đạt thấp; xử lý nợ xấu chậm; tốc độ tăng tổng cầu thấp, sức mua chậm phục hồi…
 
Các ý kiến của Bộ, ngành, địa phương đều thống nhất với đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhất trí với các định hướng chỉ đạo điều hành trong 6 tháng cuối năm; nhất trí kiên định định hướng điều hành và không thay đổi các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra cho năm 2014, khẳng định quyết tâm và nỗ lực cao nhất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
 
Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển
 
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2014, bên cạnh mặt thuận lợi là cơ bản, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
 
Đặc biệt là từ đầu tháng 5, việc Trung Quốc bất chấp đạo lý, pháp lý, bất chấp thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, đã ngang nhiên đưa và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta, gây tác động nhất định đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh ở khu vực.
 
Trong bối cảnh đó, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục có những chuyển biến tích cực trên các mặt, nổi bật là đạt được tốc độ tăng trưởng cao; kinh tế vĩ mô giữ được ổn định; lạm phát được kiểm soát tốt; thị trường tiền tệ, thị trường vốn, ngoại hối ổn định; dữ trự ngoại tệ tăng mạnh; tỷ giá ổn định; bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế trong đó có cân đối ngân sách; xuất khẩu tăng mạnh; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh;…
 
Chúng ta cũng đã kịp thời, kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển bằng các biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế; khẳng định lập trường kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan hạ đặt trái phép ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các giải pháp đề ra trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo được sự đồng tình ủng hộ của toàn dân tộc, của cộng đồng quốc tế. Các nước trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam và phê phán, lên án các hành vi sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
 

Start Quo

Trước hết, phải bằng mọi biện pháp, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc; yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan đang hoạt động phi pháp ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Mặt khác tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo quan hệ bình thường trên các lĩnh vực; tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Trung Quốc vì lợi ích của cả hai bên, đồng thời cũng phải tính toán, xây dựng các phương án nhằm ứng phó với những tình huống bất lợi có thể phát sinh trong các quan hệ hợp tác kinh tế cụ thể giữa hai nước; xây dựng và vận hành nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; tận dụng, khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại, cam kết quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
 
3 mục tiêu lớn
 
Đề cập tới các nhiệm vụ cụ thể trong 6 tháng cuối năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, theo dự báo bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới sẽ còn tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Trong nước, chúng ta đang phải đấu tranh với những hành vi sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông. Vì vậy, các bộ, ngành địa phương cần hết sức lưu ý theo dõi sát, nắm chắc tình hình, chủ động xử lý và báo cáo kịp thời những tình huống mới, phức tạp.

Phải nỗ lực cao nhất bằng các giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã được đề ra từ đầu năm 2014 trên tinh thần không thay đổi định hướng điều hành, không điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
 
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên 3 mục tiêu lớn mà các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm thực hiện.
 
Trước hết, phải bằng mọi biện pháp, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc; yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan đang hoạt động phi pháp ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Mặt khác tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo quan hệ bình thường trên các lĩnh vực; tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Trung Quốc vì lợi ích của cả hai bên, đồng thời cũng phải tính toán, xây dựng các phương án nhằm ứng phó với những tình huống bất lợi có thể phát sinh trong các quan hệ hợp tác kinh tế cụ thể giữa hai nước; xây dựng và vận hành nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; tận dụng, khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại, cam kết quốc tế.
 
Thủ tướng giao các cơ quan chức năng tiếp tục củng cố, chuẩn bị hồ sơ, báo cáo lãnh đạo cấp cao xem xét, cân nhắc thực hiện việc đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế.
 
Mục tiêu thứ hai là phải giữ vững ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để phục vụ cho các mục tiêu xây dựng và phát triển của đất nước; dứt khoát không để lặp lại tình trạng một số đối tượng lợi dụng đấu tranh bảo vệ chủ quyền để có những hành vi manh động, quá khích, vi phạm pháp luật, phá hoại tài sản của các doanh nghiệp.
 
Mục tiêu thứ ba là phải nỗ lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2014 ở mức 5,8%.
 
Giải pháp ứng phó khi tình huống xấu xảy ra trên Biển Đông
 
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 6/2014 của Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ  Nguyễn Văn Nên cho biết, trong phiên họp Chính phủ lần này có đề cập tới giải pháp ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra trên Biển Đông. Trước hết, về giải pháp ứng phó với tình huống có thể xảy ra, chúng ta đã có chủ trương từ lâu rồi. Với đường lối độc lập tự chủ của Việt Nam, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có chủ trương cố gắng làm thế nào đó trong các mối quan hệ bang giao, làm ăn với các nước, không tập trung quá mức vào một thị trường để hạn chế rủi ro.

Hiện nay, Trung Quốc đã có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta rà lại, xem xét lại để đánh giá lần nữa thì thấy rằng, những giải pháp chúng ta đã làm từ trước tới nay cần xúc tiến nhanh hơn. Tình huống xấu dự đoán có thể xảy ra là Trung Quốc hạn chế ở biên giới. Tình huống thứ 2 là có thể đóng cửa và cao hơn nữa có thể rút tổng thầu hay làm một cái gì đó không còn quan hệ kinh tế với chúng ta nữa.
 
Đến giờ này, thông tin Chính phủ họp bàn và nghe các nơi báo cáo, kể cả các địa phương, thì trong các tình huống đó, kể cả tình huống xấu nhất, sự ảnh hưởng tuy có nhưng không phải lớn đến mức không giải quyết được.
(Theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó,...

Không chủ quan với lạm phát

Bình quân 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước ta tăng 3,93% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,81%, thấp hơn mức CPI bình quân chung. Những con số này cho thấy diễn biến lạm phát vẫn cơ bản ổn định và trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nhiều dự báo cũng cho thấy, giá...

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Cổng Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu...