Thêm động lực cho kinh tế trang trại

Toàn tỉnh hiện có 46 mô hình kinh tế trang trại được công nhận đạt chuẩn theo tiêu chí mới. Các mô hình này hiện đang được khuyến khích phát triển với nhiều chính sách ưu tiên, trong đó có vấn đề tiếp cận vốn vay từ ngân hàng.
 
Chỉ với số tiền đầu tư 2 triệu đồng ban đầu vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay tổng giá trị trang trại đã lên đến con số hơn 1 tỷ đồng. Ông Đỗ Văn Nhuệ cho biết: “Là khách hàng quen thuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên tôi được một số ưu đãi về thủ tục cho vay. Tôi thường tiếp cận với nguồn vốn thương mại có lãi suất ổn định và thủ tục giải quyết vốn nhanh gọn”. Mỗi năm trang trại nuôi thủy sản của ông Nhuệ cho thu nhập gần 200 triệu đồng.

Theo chủ trương của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới, các mô hình được công nhận là kinh tế trang trại như của gia đình anh Đỗ Văn Nhuệ sẽ tiếp tục được tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về chính sách và nguồn vốn vay để phát triển kinh tế. Đây thực sự là mong muốn của các chủ trang trại và cá nhân đang nung nấu kế hoạch làm giàu từ kinh tế trang trại.



Chăm sóc vườn ươm cây giống.

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn đang ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Xác định điều này, thực hiện Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn”, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển loại hình sản xuất này.

Theo đó, ngành nông nghiệp có chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân đang chăn nuôi tập trung nhưng chưa đủ điều kiện để công nhận là kinh tế trang trại theo tiêu chí mới như tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật, xử lý vệ sinh môi trường, hỗ trợ chi phí mua giống mới với kinh phí 30 triệu đồng/trang trại. Đối với các mô hình xây dựng mới trang trại chăn nuôi, kinh phí hỗ trợ là 50 triệu đồng/trang trại.

Ông Phạm Tiến Trình, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Lào Cai cho rằng đang có một số vấn đề tác động đến việc cho vay phát triển kinh tế trang trại. Hạn chế lớn nhất là do tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của trang trại không ổn định, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro khiến ngân hàng phải cân nhắc khi giải ngân nguồn vốn. Ngoài ra, phần lớn trang trại có quy mô nhỏ nên chủ trang trại thường sử dụng nguồn vốn tự có để phát triển. Thực tế là đến nay mới có 20/46 trang trại đang có dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Lào Cai với số tiền 10,2 tỷ đồng, trung bình mỗi trang trại vay 500 triệu đồng.

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Lào Cai đã thông qua Nghị quyết liên tịch về phối hợp thực hiện một số chính sách liên quan đến kinh tế trang trại giai đoạn 2014 - 2020. Nghị quyết này được coi là “cái bắt tay” bền vững giữa hai đơn vị trong tuyên truyền chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn đến các hộ làm kinh tế trang trại. Đồng thời, còn tạo điều kiện cho các chủ trang trạng tiếp cận với nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất. Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức tập huấn cho các chủ trang trại sử dụng nguồn vốn hiệu quả và thực hiện dịch vụ với các chủ trang trại kịp thời, đúng chế độ.

Hiện, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Lào Cai đang đề xuất với ngân hàng cấp trên về việc tăng mức cho vay ban đầu và giảm điều khoản thế chấp, thậm chí miễn thế chấp đối với các hộ làm kinh tế trang trại. Giá trị sản lượng hàng hóa mỗi trang trại hiện đạt từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm, số lao động sử dụng thường xuyên từ 8 - 10 người vẫn là hạn chế. Việc tạo điều kiện hỗ trợ sẽ tiếp tục giúp cho kinh tế trang trại phát triển mạnh hơn trong thời gian tới./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Xuất khẩu tinh dầu quế khởi sắc trở lại

Từ đầu năm 2023, sản phẩm tinh dầu quế khó tiêu thụ, giá bán thấp, mặt hàng này không xuất khẩu được bởi những quy định chưa phù hợp. Mới đây, Bộ Y tế và Tổng Cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể nên việc xuất khẩu tinh dầu quế đã khởi sắc trở lại.

Lào Cai tăng cường xây dựng, kết nối các điểm di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Vào những ngày tháng Năm lịch sử này, cả dân tộc hướng về Kỷ niệm sinh nhật Bác (19/5/1890 -19/5/2024), cùng nhìn về những hoạt động tích cực của tỉnh Lào Cai trong xây dựng các điểm di tích gắn với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Lào Cai và Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc) tiến tới hình thành hành trình...

Đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh dâng hương, báo công với Bác tại Nhà lưu niệm Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh đã đến dâng hoa, dâng hương, báo công với Bác tại Nhà lưu niệm Bác Hồ, tham quan Di tích quốc gia Công viên Hồ Chí Minh tại thành phố Lào Cai.

Nhiều phần quà ý nghĩa được trao cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Bảo Yên

Chiều ngày 16/5/2024, Hội Chữ thập đỏ huyện Bảo Yên phối hợp với Câu lạc bộ Trái tim yêu thương và các nhà hảo tâm đã tổ chức chương trình tặng quà cho hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Văn Phúc trao huy hiệu 60 năm tuổi Đảng tại huyện Si Ma Cai

Sáng 16/5, tại xã Nàn Sán, nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024), Huyện ủy Si Ma Cai tổ chức Lễ trao huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho đảng viên Thền Xuấn Quáng, Chi bộ thôn Đội 3, Đảng bộ xã Nàn Sán.

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Bảo Thắng lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Ngày 14/5/2024, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Bảo Thắng đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.