Tết trồng cây ở Việt Nam

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ năm 1959 đến nay, Tết trồng cây đã trở thành một tập quán tốt đẹp mỗi dịp tết cổ truyền dân tộc. Ngày 18.2, tại khu di tích đồn Hố Chuối, Yên Thế, (Bắc Giang)- căn cứ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế trước đây- đã diễn ra lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2013.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2013.


Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cây trong dịp Tết năm 1961


Phong trào Tết trồng cây là phong trào rộng rãi trong nhân dân cả nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động trong dịp Tết năm 1960 nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng.

Để chuẩn bị phát động phong trào, ngày 28/11/1959, với bút danh Trần Lực, Bác Hồ viết bài “Tết trồng cây” để phân tích ý nghĩa và lợi ích thiết thực của phong trào này và “đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”, việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”. Nếu tất cả nhân dân miền Bắc, từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng, mỗi người trồng một hoặc vài ba cây vào dịp Tết hằng năm và chăm sóc cho tốt, làm được như thế thì trong năm (từ 1960 – 1965) của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, cả miền Bắc sẽ có được 90 triệu cây. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân.

Cuối năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng “Tết trồng cây” từ ngày 6/1 – ngày 6/2/1960 và khuyên nhân dân cần duy trì phong trào trong những năm sau.


Thiếu nhi cũng hưởng ứng Tết trồng cây


Ngày 11/1/1961, Bác Hồ trồng cây đa ở công viên Bảy Mẫu (nay là công viên Thống Nhất) mở đầu phong trào “Tết trồng cây”. Nói chuyện với một số cán bộ và nhân viên tham gia buổi trồng cây này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: chúng ta làm đây là làm cho bản thân, cho con cháu mình. Trong bài “Thêm vài ý kiến về “Tết trồng cây” (Báo Nhân dân ngày 25/3/1960), Bác Hồ khen ngợi một số địa phương, đơn vị và cá nhân làm tốt và phê bình một số nơi thiếu chăm sóc cây con, không kiên trì tiếp tục từ phong trào. Người kêu gọi mọi người làm đúng khẩu hiệu: “Trồng cây nào, tốt cây ấy”.

Đầu năm 1961, Bác Hồ đến thăm nhiều địa phương có phong trào trồng cây tốt như thôn Lạc Trung (Vĩnh Phúc) ngày 25/1/1961; cùng thanh niên Hà Nội tham gia trồng cây ở vườn cây Thanh Niên (5/2/1961). Người viết bài “Tết trồng cây” (đăng trên báo Nhân dân ngày 5/2/1969) để góp phần thúc đẩy toàn dân tham gia thực hiện tốt phong trào.

Năm 1965, Bác viết bài: "Năm mới nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây", mở đầu bài viết là hai câu thơ:

" Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó đến nay, mỗi khi xuân đến, nhân dân Việt Nam lại tổ chức “Tết trồng cây”, “Tết trồng cây” đã trở thành một tập quán tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần làm giàu đẹp cho Tổ quốc.

Phát biểu tại buổi lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2013, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang phân tích lợi ích thiết thực của việc trồng cây đối với đất nước, gia đình và mỗi người dân. Chủ tịch nước khẳng định: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, từ năm 1959 đến nay, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục tập quán tốt đẹp mỗi dịp vui tết đón xuân. Ngày nay, trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đe dọa cuộc sống của con người, bảo vệ môi trường để phát triển kinh tế bền vững đã trở thành yêu cầu sống còn đối với mọi quốc gia, trồng cây càng có ý nghĩa quan trọng.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trồng cây tại khu di tích đồn Hố Chuối, Yên Thế (Bắc Giang)- căn cứ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế trước đây- trong lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2013


Chủ tịch nước kêu gọi toàn thể đồng bào cả nước hãy hăng hái tham gia trồng cây, nâng cao ý thức và có nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái pháp luật; góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của nhân dân, giữ gìn môi trường sống.

Cùng với đại diện chính quyền các ban, ngành, đoàn thể và đông đảo người dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch nước đã trồng cây tại khu di tích đồn Hố Chuối; dâng hương tại khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, tưởng nhớ công lao của anh hùng Hoàng Hoa Thám và các anh hùng liệt sĩ năm xưa đã về Phồn Xương dựng cờ khởi nghĩa kéo dài trong 30 năm, tiêu biểu cho phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nông dân Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua, cả nước đã trồng được 2.450.000ha rừng; hằng năm khoán bảo vệ khoảng 2,5 triệu hécta rừng; khoanh nuôi tái sinh gần 1,3 triệu hécta, nâng độ che phủ của rừng từ 32% năm 1998 lên 40% năm 2011. Việt Nam là một trong số ít nước ở Châu Á tăng nhanh diện tích rừng.
(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...