Nhóm BRICS sẽ có 2 công cụ tài chính mạnh

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS khai mạc tại Brazil ngày 15/7.
 
Dự kiến tại Hội nghị kéo dài từ ngày 15 - 16/7 này, các nhà lãnh đạo 5 nước BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi sẽ quyết định việc thành lập một Ngân hàng Phát triển và một Quỹ Dự trữ ngoại tệ. Ngân hàng Phát triển BRICS sẽ đóng vai trò tương tự như Ngân hàng Phát triển châu Á nhưng mở rộng đến các đối tác ở cả châu Mỹ lẫn châu Phi.

Theo Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Silouanov, Ngân hàng Phát triển BRICS trong giai đoạn đầu sẽ có số vốn 10 tỷ USD, sau đó có thể tăng lên đến 100 tỷ USD. Phần vốn đó sẽ do các nước thành viên góp vào trong vòng 7 năm. Đây là một ngân hàng chuyên về các công trình hạ tầng cơ sở. Vốn đóng góp có thể mở ra cho các quốc gia khác của Liên Hợp Quốc tham gia, nhưng phần vốn các nước BRICS phải trên 55%.

Về quỹ dự trữ ngoại tệ nhằm bảo vệ các nền kinh tế BRICS trước các biến động của thị trường, sẽ có vốn ban đầu là 100 tỷ USD. Trung Quốc góp 41 tỷ USD, Nam Phi 5 tỷ USD, các nước còn lại, Brazil, Ấn Độ, Nga mỗi nước 18 tỷ USD.

Giới chuyên gia cho rằng, việc thành lập Ngân hàng Phát triển BRICS sẽ cho phép các nước thành viên có nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng và công cụ tín dụng để đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính. Trong khi đó, quỹ dự trữ chung sẽ có tác dụng như một cơ chế để các nước thành viên có thể hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Theo các nhà lãnh đạo BRICS, mục đích thành lập quỹ không nhằm đối phó với các tình huống hiện nay, mà để giúp các nước cân đối được cán cân thanh toán mà không cần phá giá đồng nội tệ. Bên cạnh đó, quỹ sẽ thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư bằng cách cung cấp cho các nước BRICS một công cụ khác để bảo vệ các đồng nội tệ của nhóm.

BRICS là nhóm đại diện cho thị trường đang tăng trưởng lớn nhất với 44% dân số thế giới. Năm 2000, 5 nền kinh tế này chỉ chiếm hơn 8% tổng GDP toàn cầu nhưng theo dự báo của Tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) của Anh, tới năm 2016, tỷ trọng đóng góp của 5 nền kinh tế lớn này với thế giới sẽ gần chạm mức 28%./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Bài toán khó về nhân khẩu học

Già hóa dân số là câu chuyện đã xuất hiện nhiều năm, nhưng hệ quả của tình trạng này đối với kinh tế, xã hội luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tìm được lời giải cho bài toán nhân khẩu học là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sự ổn định, phát...

Các nước EU thông qua luật cắt giảm khí thải CO2 từ xe tải

Các nước EU đã thông qua lần cuối luật cắt giảm khí thải CO2 từ các xe tải, theo đó yêu cầu hầu hết các phương tiện hạng nặng bán tại thị trường EU từ năm 2040 phải là xe không phát thải.

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.