ADB hạ dự báo tăng trưởng ở Đông Nam Á

Trong Báo cáo triển vọng kinh tế 2014 công bố ngày 18/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á năm 2014, từ mức dự đoán tăng 5% đưa ra hồi tháng 4 xuống 4,7%.
 
Nguyên nhân hạ mức dự báo tăng trưởng đối với Đông Nam Á được ADB cho biết là do diễn biến chính trị phức tạp tại một số quốc gia trong khu vực cũng như nhu cầu nhập khẩu từ ngoài khu vực giảm.

Theo ADB, bế tắc chính trị tại Thái Lan đã khiến nhu cầu nội địa và du lịch giảm, hai lĩnh vực mang lại nguồn thu lớn cho đất nước này. Trong 3 tháng đầu năm, nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng thấp, ở mức 0,6% và cảnh báo tình hình ảm đạm tiếp tục trong quý II/2014. Theo ADB, có một số tín hiệu ban đầu cho thấy kinh tế Thái Lan có thể phục hồi khiêm tốn trong nửa cuối năm nay.

Đối với Indonesia, ADB cho rằng tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này trong quý I đã chựng lại. Trong quý I/2014, tăng trưởng kinh tế Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đã chậm lại ở mức 5,2%, trong bối cảnh giá cả hàng hóa toàn cầu tụt thấp và các lệnh cấm xuất khẩu tạm thời đối với một số mặt hàng khoáng sản khiến hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề. ADB cho rằng nhu cầu bên ngoài tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng của nền Indonesia.

Căng thẳng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi đầu tháng 5 cũng tác động đến đà tăng trưởng chung của khu vực Đông Nam Á.

Nhìn chung, các thông tin gần đây đều cho thấy triển vọng kinh tế của khu vực Đông Nam Á đang yếu đi, khiến ADB chỉ đưa ra mức dự báo tăng trưởng 5,4% cho khu vực này vào năm 2015.  

Đối với toàn khu vực châu Á, ADB vẫn dự nguyên mức dự báo tăng trưởng 6,2% trong năm nay và 6,4% của năm 2015, đồng thời nhận định triển vọng tăng trưởng tại châu lục gồm 45 quốc gia này vẫn duy trì ổn định. Các nền kinh tế tại khu vực Nam Á có sự tăng trưởng lạc quan hơn, bù đắp được phần nào sự sụt giảm kinh tế tại Trung Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Bài toán khó về nhân khẩu học

Già hóa dân số là câu chuyện đã xuất hiện nhiều năm, nhưng hệ quả của tình trạng này đối với kinh tế, xã hội luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tìm được lời giải cho bài toán nhân khẩu học là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sự ổn định, phát...

Các nước EU thông qua luật cắt giảm khí thải CO2 từ xe tải

Các nước EU đã thông qua lần cuối luật cắt giảm khí thải CO2 từ các xe tải, theo đó yêu cầu hầu hết các phương tiện hạng nặng bán tại thị trường EU từ năm 2040 phải là xe không phát thải.

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.