Thủ tướng: Thúc đẩy quan hệ Việt-Nhật đi vào chiều sâu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam rất coi trọng và luôn mong muốn cùng với Nhật Bản nỗ lực đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đồng thời hai bên luôn ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trên các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 1/8 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản; đánh giá cao kết quả cuộc Hội đàm giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao và kết quả phiên họp thứ 6 Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Fumio Kishida đồng chủ trì.

Bày tỏ vui mừng về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam rất coi trọng và luôn mong muốn cùng với Nhật Bản nỗ lực đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đồng thời hai bên luôn ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trên các lĩnh vực.

Về hợp tác song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên thúc đẩy mạnh mẽ, có hiệu quả thiết thực trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, từ chính trị, ngoại giao, hợp tác đa phương đến kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, hợp tác phát triển; từ văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học kỹ thuật, giao lưu nhân dân đến hợp tác quốc phòng, an ninh.

Thủ tướng mong muốn Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong quá trình phát triển, trong đó có hỗ trợ ODA. Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn hỗ trợ này.

Thủ tướng cũng đề nghị Nhật Bản tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, thúc đẩy mạnh mẽ thương mại hai chiều, nhất là tạo điều kiện cho hàng hóa nông sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, lao động, thực tập sinh y tá, hộ lý Việt Nam đến Nhật Bản làm việc và nghiên cứu, học tập.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam rất coi trọng và luôn mong muốn
cùng với Nhật Bảnnỗ lực đưa quan hệ hai  nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động lâu dài và kinh doanh thành công tại Việt Nam. Thủ tướng cũng cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với phía Nhật Bản để đưa Trường Đại học Việt - Nhật, một trong những biểu tượng hợp tác mới giữa hai nước mà Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa ký quyết định thành lập, sớm đi vào hoạt động. Thủ tướng cũng cảm ơn quyết định của Nhật Bản cung cấp 6 tàu đã qua sử dụng, giúp tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhật Bản.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Fumio Kishida đã thông báo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về những kết quả đạt được trong chuyến thăm Việt Nam, đồng thời bày tỏ Nhật Bản vui mừng và tin tưởng quan hệ hai nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Bộ trưởng cũng khẳng định hai nước còn rất nhiều tiềm năng hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư và Nhật Bản mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này. Theo đó, Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam triển khai Chiến lược công nghiệp hóa; tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam. Nhật Bản cũng đang nghiên cứu nghiêm túc các đề nghị của Việt Nam về thúc đẩy thương mại song phương, trong đó có các hàng hóa nông sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản; miễn thị thực cho công dân Việt Nam và tăng số lượng thực tập sinh, y tá, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển.

Về vấn đề đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực, trong đó có Biển Đông, Bộ trưởng Fumio Kishida cho biết Nhật Bản bày tỏ hoan nghênh và đánh giá cao lập trường của Việt Nam, đồng thời khẳng định cam kết của Nhật Bản đối với việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải tại Biển Đông, coi đây là trách nhiệm và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Các bên liên quan cần thông qua đối thoại hòa bình để giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 và tuân thủ nghiêm túc tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình.

Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida cho biết ông sẽ chuyển lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mời Thủ tướng Shinzo Abe sớm thăm lại Việt Nam.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.