Sa mu - vẻ đẹp lãng mạn của Sa Pa

Cây sa mu từ lâu đã đi vào những ca từ lãng mạn ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất, con người Sa Pa. Sa mu cũng đã trở thành biểu tượng của Sa Pa, biểu tượng cho sức sống kỳ diệu của vùng đất quanh năm gió núi, mây ngàn. Và thiếu sa mu, “viên ngọc” du lịch Sa Pa sẽ thiếu đi vẻ trầm mặc vừa bản địa lại rất hiện đại.
Sa mu mang vẻ đẹp lãng mạn, trầm mặc. Ảnh: Ngọc Bằng

Cây sa mu (người vùng cao thường gọi là cây sa mộc) thuộc họ hoàng đàn có nguồn gốc ở Trung Quốc, Đài Loan và miền Bắc Việt Nam. Hình dáng chung của loài cây này là hình nón với các cành ngang mọc thành tầng, thông thường hơi rủ xuống ở đầu cành, lá hình kim.

Ở Sa Pa, từ xa xưa cây sa mu đã mọc trên các sườn núi, gắn bó với cuộc sống của đồng bào Mông, Dao. Sa mu sừng sững hai bên đường. Sa mu chen giữa đá xám. Trước và sau nhà đồng bào đều có sa mu. Sa mu đem đến cho Sa Pa một nét đẹp rất riêng, giản dị mà đài các, khiêm nhường nhưng cũng rất kiêu sa. Không chỉ đem đến cho Sa Pa vẻ đẹp lãng mạn tựa trời Âu, sa mu còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ rừng, chống sa mạc hóa. Trong định hướng phát triển du lịch Sa Pa, cây sa mu góp phần xây dựng cảnh quan thu hút du khách đến với thị xã du lịch tương lai.

Sa mu trở thành biểu tượng của Sa Pa. Ảnh: Tất Đạt

Cây sa mu đúng với tính cách của người vùng cao, có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Không chỉ với Sa Pa mà đối với nhiều huyện vùng cao khác, sa mu như một biểu tượng cho sự chống chọi của con người với thiên nhiên khắc nghiệt. Qua thăng trầm thời gian, dáng đứng sa mu vẫn giữ vẻ lãng mạn, trầm mặc như chính vùng đất nó luôn gắn bó./.

(theo LCĐT)

Tin Liên Quan

Hầu Thào – Nơi Sa Pa còn giữ vẻ đẹp nguyên sơ nhất

Có một nơi được gọi là “nơi Sa Pa còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ nhất”. Nơi những thửa ruộng bậc thang như kiệt tác ẩn hiện giữa mây trời, nơi những bản làng người Mông mộc mạc, chân tình, nơi bản sắc văn hóa độc đáo của người Mông có “sức hút” rất lớn với du khách trong nước, quốc tế. Và...

Giàng A Cấu – chàng trai người Mông làm du lịch cộng đồng

Giàng A Cấu là người dân tộc Mông xã Hầu Thào (nay là xã Mường Hoa) thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Để có tiền phụ giúp gia đình, A Cấu rong ruổi theo mẹ đi bán hàng thổ cẩm trên thị trấn. Bằng sự nhạy bén trong tư duy, anh thấy khách “Tây” rất thích theo người Mông đi về bản để tìm hiểu, trải nghiệm cuộc...

Phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp

Thời gian gần đây, tổ hợp lưu trú, ẩm thực kết hợp với trải nghiệm vườn mang tên O’Châu homestay tại thôn Thào Hồng Dến, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa thu hút đông du khách. Đặc biệt, nơi đây thường xuyên đón học sinh của các trường học, các gia đình có con nhỏ tới tham quan, trải nghiệm.

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256 nghìn lượt trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 256.485 lượt (trong đó khách du lịch nội địa là 240.166 lượt, khách quốc tế đạt 16.319 lượt), tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 857 tỷ đồng, tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.

Khai mạc Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 27/4, tại sân quần thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa Hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu". Đây là một trong năm lễ hội thường niên đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Bảo Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ 2 năm 2024”

Ngày 27/4, huyện Bảo Yên long trọng tổ chức khai mạc chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch tại Điểm du lịch cộng đồng Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ hai năm 2024” gồm nhiều sự kiện hấp dẫn.