Thủ tướng Đức tới Na Uy tìm kiếm nguồn cung thay thế điện hạt nhân

Ngày 20/2, Thủ tướng Đức - bà Angela Merkel đã tới Oslo thăm Na Uy trong chuyến công du nhằm tìm kiếm nguồn cung thay cho các nhà máy điện hạt nhân nước này cũng như để giải bài toán giảm 35% lượng khí thải CO2 vào năm 2020 của Berlin.
 
Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: AFP). 
Bà Merkel đã có cuộc hội đàm kín với Thủ tướng nước chủ nhà - ông Jens Stoltenberg để thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng cũng như tình hình kinh tế hiện nay của Liên minh châu Âu (EU).

Phát biểu trong buổi họp báo chung sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Stoltenberg khẳng định Đức vẫn là đối tác lớn cũng như một trong những khách hàng chính tiêu thụ khí đốt của Na Uy ở châu Âu. Ông đánh giá cuộc hội đàm mang tính xây dựng, xoay quanh một loạt vấn đề, đặc biệt là năng lượng khi mà khí đốt và thủy điện của Na Uy có vai trò quan trọng trong việc thực thi các nhiệm vụ mà Đức theo đuổi cũng như trong các lĩnh vực an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Thủ tướng Na Uy lưu ý rằng trong tương lai gần, Na Uy sẽ lắp đặt tuyến cáp ngầm dưới biển để chuyển tải thêm điện năng “sạch” của Na Uy cho Đức. Nước này cũng có kế hoạch tăng nâng cấp và tăng công suất của các trạm trung chuyển khí đốt của Na Uy cũng cấp cho Đức. Theo ông, khí đốt Na Uy hiện chiếm 30% tổng lượng khí đốt cung cấp cho Đức song tiềm năng tiêu thụ tại nước này vẫn rất lớn khi Berlin có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân.

Đề cập tới cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại EU, Thủ tướng Na Uy, nước không phải là thành viên EU cho rằng, nguy cơ một nước thành viên rời khỏi EU hoặc vỡ nợ đã giảm đáng kể. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại EU đã chuyển từ lĩnh vực tài chính ngân hàng sang khu vực lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tại EU đang tăng lên trong khi kinh tế không tăng trưởng. Lãnh đạo hai nước tin rằng tất cả các nước thành viên EU đều cần tìm cách giải quyết các vấn đề hiện tại.

Ngoài ra, hai thủ tướng cũng thảo luận các vấn đề thời sự quốc tế cùng quan tâm như tình hình tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cũng như chủ đề khai thác tài nguyên tại Bắc Cực./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.