Chuyển mạnh tư duy đối ngoại đa phương

Về phương hướng triển khai hoạt động đối ngoại đa phương trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị, trước hết, cần chuyển mạnh từ tư duy “gia nhập và tham gia” sang “chủ động đóng góp, khởi xướng và tích cực tham gia định hình”, tăng cường cách tiếp cận đa ngành, chú trọng nội hàm phát triển bền vững.


Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu kết luận Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị "Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam” diễn ra ngày 12/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao sự chia sẻ kinh nghiệm quý báu của các vị khách mời quốc tế.

Phó Thủ tướng cũng bày tỏ trân trọng và nhất trí với nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết của Lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các chuyên gia, học giả trong nước, đại diện các địa phương.

Về phương hướng triển khai hoạt động đối ngoại đa phương trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị, trước hết, cần chuyển mạnh từ tư duy “gia nhập và tham gia” sang “chủ động đóng góp, khởi xướng và tích cực tham gia định hình”, tăng cường cách tiếp cận đa ngành, chú trọng nội hàm phát triển bền vững.

Hai là, khẩn trương đề xuất định hướng tổng thể và dài hạn của đối ngoại đa phương Việt Nam trong 10-20 năm tới, coi đây là điều kiện tiên quyết nâng tầm đối ngoại đa phương nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của hội nhập quốc tế toàn diện.

Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành sớm triển khai nhiệm vụ này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ba là, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, đối ngoại đa phương của nước ta cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Đăng cai Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới năm 2015; đảm nhận vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 và Hội đồng kinh tế-xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018; đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC năm 2017; đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020; ứng cử vào Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021…

Ngoài ra, hoàn tất các cam kết quốc tế lớn có thời hạn vào năm 2015-2020, nhất là hoàn tất xây dựng Cộng đồng ASEAN và Tầm nhìn ASEAN sau năm 2015, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN; các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), tham gia xây dựng các Mục tiêu phát triển (SDGs) của Liên Hợp Quốc sau năm 2015, hoàn tất các cam kết gia nhập WTO vào năm 2018 cùng các hiệp định thương mại tự do nhiều bên.

Theo Phó Thủ tướng, cần đẩy mạnh nội hàm phát triển và ứng phó với các thách thức toàn cầu trong các hoạt động đa phương nhằm thiết thực phục vụ Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020. Trong đó, tiếp tục hợp tác kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, đối tác phát triển, tăng trưởng bền vững, giảm nghèo, bình đẳng giới, an ninh nguồn nước, an ninh an toàn hàng hải, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… là những lĩnh vực ta có nhu cầu tranh thủ hợp tác quốc tế và có khả năng đóng góp.

Bốn là, cần cải tiến, đổi mới cơ chế thông tin, phối hợp liên ngành và giữa các bộ, ban, ngành với địa phương, doanh nghiệp, phù hợp với chuyển biến của tình hình quốc tế và đáp nhu cầu mới của đất nước.

Cần phân định rõ hơn trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan liên quan, phân cấp thẩm quyền quyết định, đầu mối phụ trách các vấn đề đa phương để bảo đảm hiệu quả, tính linh hoạt và tốc độ xử lý những vấn đề toàn cầu mới như tăng trưởng xanh, kinh tế biển, an ninh an toàn hàng hải…

Đồng thời, phải coi trọng đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đa phương theo hướng chuyên nghiệp bởi đây là vấn đề rất cấp bách để nước ta triển khai thành công hoạt động đa phương.

Ngày nay, cán bộ làm công tác đa phương phải đáp ứng những đòi hỏi cao hơn không chỉ về tốc độ, mức độ linh hoạt, mà cả khả năng chủ trì và điều hành, năng lực dẫn dắt với những kỹ năng mới.

Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, sớm xây dựng và triển khai chương trình đào tạo cán bộ đa phương Việt Nam.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...