Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 6

Ngày 6/9, Hội nghị Bộ trưởng Phát triển nguồn nhân lực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 6 do Việt Nam đăng cai đã chính thức diễn ra. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và có bài phát biểu.
 

 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định vai trò quan trọng hàng đầu của nguồn nhân lực
đối với sự phát triển của các nền kinh tế thành viên APEC.

Với chủ đề “Tăng cường chất lượng việc làm và kết nối con người thông qua phát triển nguồn nhân lực”, Hội nghị đã thu hút trên 100 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành chức năng của Việt Nam; đại diện các quan chức cấp cao phụ trách công tác phát triển nguồn nhân lực của 21 nền kinh tế thành viên APEC, đại diện một số tổ chức quốc tế.

Hội nghị tập trung thảo luận vào 3 chủ đề là: Hỗ trợ tăng trưởng đồng đều và bền vững nhằm giải quyết các khía cạnh của quá trình toàn cầu hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuỗi cung ứng; thúc đẩy chuyển dịch lao động và phát triển kỹ năng.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trong nhiều thập kỷ qua, châu Á - Thái Bình Dương luôn là khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới với đầu tàu là 21 nền kinh tế thành viên APEC, đóng vai trò là động lực tăng trưởng toàn cầu. Qua 25 năm phát triển, APEC đã thực sự trở thành một diễn đàn liên kết kinh tế đại diện cho 40% dân số, đóng góp khoảng 54% GDP cho toàn thế giới. Hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên đang ngày càng sôi động mang đến nhiều cơ hội và thực sự đã đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển của mỗi nền kinh tế, của khu vực và toàn cầu.

Từ bài học thành công và kinh nghiệm hợp tác của APEC cho thấy, nguồn nhân lực có vai trò quan trọng hàng đầu để duy trì sự năng động và tăng trưởng nhanh của khu vực này.

APEC đã chú trọng phát huy hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào với trình độ kỹ năng ngày càng cao đi đôi với phát triển khung khổ thể chế phù hợp, đề cao tránh nhiệm nhân văn, bảo vệ và kết nối con người với con người. Các chương trình, dự án và các sáng kiến hợp tác của APEC đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nhất là cho thanh niên, đáp ứng yêu cầu của các chuỗi cung ứng quốc tế, tăng cường lợi thế cạnh tranh của các nền kinh tế APEC.

Xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa ngày càng sâu rộng, những hình thức hợp tác, liên kết kinh tế đa dạng, tạo ra nhiều cơ hội mới, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho thế giới nói chung và APEC nói riêng. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn và thách thức to lớn đang đặt ra cho mỗi thành viên như phục hồi tăng trưởng còn chậm, thiếu vững chắc; thất nghiệp còn cao; mất cân bằng về cung - cầu lao động có tay nghề cao; bất ổn xã hội và nhiều rủi ro tiềm ẩn khác.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, đây là những vấn đề cần phải được giải quyết cả ở tầm quốc gia, khu vực và toàn cầu. Quyết tâm và nỗ lực của mỗi nền kinh tế là vô cùng thiết yếu, song chưa đủ. Với vai trò và vị trí quan trọng của mình, APEC cần tăng cường hơn nữa các hoạt động liên kết hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là trong phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích sự năng động, sáng tạo và tăng cường kết nối con người... coi đó là những biện pháp quan trọng để tái cơ cấu, phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và phát triển con người.

Bày tỏ đồng tình và đánh giá cao chủ đề cũng như việc Hội nghị sẽ thảo luận các chuyên đề quan trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng, các Bộ trưởng APEC, các đại biểu sẽ đề ra nhiều khuyến nghị, sáng kiến mới, giải pháp hiệu quả, lấy con người làm trung tâm trong phát triển nguồn nhân lực; đồng thời qua đó góp phần hạn chế các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế như thất nghiệp, đặc biệt là ở bộ phận lao động trẻ; hỗ trợ những người dễ bị tổn thương, nhất là phụ nữ, người tàn tật... trên thị trường lao động.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ nước nghèo, kém phát triển bị tàn phá nặng nề từ các cuộc chiến tranh xâm lược, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và đang bước vào giai đoạn phát triển mới.
 


Quang cảnh Hội nghị Bộ trưởng APEC về phát triển nguồn nhân lực.

Thủ tướng khẳng định, nhận thức rõ vị trí quan trọng hàng đầu của yếu tố con người trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đã xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một khâu đột phá chiến lược để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hướng tới mục tiêu thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng”, đây là cơ hội, lợi thế quan trọng mà Việt Nam phải nỗ lực phát huy để nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia, góp phần phát triển nhanh, hiệu quả và hội nhập ngày càng sâu rộng vào các cơ chế hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế, nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các Hiệp định thương mại tự do có những yêu cầu và tiêu chuẩn cao về nguồn nhân lực.

Nhấn mạnh trong hơn 15 năm tham gia Diễn đàn, Việt Nam đã hợp tác tích cực và sẽ tiếp tục cùng các thành viên APEC thúc đẩy các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa dạng, linh hoạt, hiệu quả phù hợp với môi trường cạnh tranh quốc tế mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng thành công của Hội nghị Bộ trưởng APEC về phát triển nguồn nhân lực lần này sẽ thắt chặt hơn nữa các mối liên kết, hợp tác hiệu quả trong khu vực hướng tới một châu Á - Thái Bình Dương tự cường, gắn kết, phát triển đồng đều, công bằng và bền vững./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một...

Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Những chủ trương, định hướng lớn của Ðảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Báo cáo Nhân...

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/4/2024, tại Long Thuận Hotel & Resort (số 01 đường Yên Ninh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...