Công bố phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2015

Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 9/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã quyết định chọn phương án 1 để tổ chức một kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia) sau một thời gian lấy ý kiến về 3 phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT). Tuy nhiên, phương án này cũng có một số điều chỉnh liên quan đến việc thi môn Ngoại ngữ.



Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi.

Như vậy, nối tiếp những đổi mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2013 - 2014, kỳ thi tốt nghiệp năm nay còn hứa hẹn nhiều đổi mới mạnh mẽ hơn theo hướng chọn thi cử là khâu đột phá. Bộ GD&ĐT khẳng định, từ năm 2015, sẽ tổ chức một kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia) lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia này sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 6 hằng năm. Năm 2015, kỳ thi được tổ chức trong các ngày 9, 10, 11 và 12 tháng 6.

Điểm mới đầu tiên là bổ sung môn Ngoại ngữ vào danh sách môn thi bắt buộc. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu) gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí. Điểm mới nữa là ngoài 4 môn thi tối thiểu chính, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn theo khối ngành để có thêm cơ hội xét tuyển vào đại học, cao đằng.

Năm nay, Bộ cũng cho phép thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đồng thời, Bộ cũng linh động trong xử lý môn thi bắt buộc là môn Ngoại ngữ, cho phép những thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn. Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định do Bộ GD&ĐT công bố sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ.

Một nét đột phá của kỳ thi tốt nghiệp theo phương án mới là việc coi thi, chấm thi được tổ chức theo cụm thay vì diễn ra tại các trường như trước đây. Bộ GD&ĐT sẽ công bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức coi thi, chấm thi cho các trường đại học đủ năng lực. Theo lý giải của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga thì sự tham gia của các trường đại học  trong các khâu coi thi, chấm thi sẽ đảm bảo tính khách quan của kết quả kỳ thi. Đồng thời, đây cũng là một cách để các trường tham gia “sơ tuyển” đầu vào cho chính mình.

Cách thức xét công nhận tốt nghiệp THPT áp dụng theo phương thức như của năm 2014, đó là các Sở GD&ĐT kết hợp sử dụng kết quả 4 môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Thời lượng diễn ra môn thi không có nhiều thay đổi, các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí: Thi tự luận, thời gian thi 180 phút; các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ: Thi trắc nghiệm, thời gian thi 90 phút. Đề thi đánh giá thí sinh ở 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh. 4 mức độ này nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như công nhận tốt nghiệp và làm cơ sở để các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh của trường mình tùy theo phương án tuyển sinh riêng.

Tại các địa phương không có cụm thi do trường đại học chủ trì, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT sẽ thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các Sở GD&ĐT chủ trì. Bộ cũng quy định, các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi vào trung tuần tháng 3; nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý thi và chuyển dữ liệu về Bộ GD&ĐT vào giữa tháng 4 hằng năm; chủ trì coi thi, chấm thi, phúc khảo tại các Cụm thi ở địa phương xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và phối hợp tổ chức coi thi, chấm thi, phúc khảo tại các Cụm thi do trường đại học chủ trì.

Đồng thời, để thực hiện mục tiêu lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp quốc gia là chất liệu để phục vụ các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh riêng, Bộ cũng đưa ra một số quy định để đảm bảo quyền lợi cho các em học sinh. Bộ yêu cầu trước ngày 1/1 hằng năm, các trường đại học, cao đẳng công bố mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh. Bộ cũng yêu cầu các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh theo các phương thức khác phải xây dựng và công bố công khai Đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của quy chế. Căn cứ kết quả thi, Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với từng môn.

Theo Luật Giáo dục Đại học, các trường đại học, cao đẳng được tùy ý sử dụng kết quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này để tuyển sinh theo các phương án tuyển sinh riêng của trường mình. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường đại học và kết quả thi của mình, thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường theo nguyện vọng cá nhân./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một...

Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Những chủ trương, định hướng lớn của Ðảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Báo cáo Nhân...

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/4/2024, tại Long Thuận Hotel & Resort (số 01 đường Yên Ninh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...