Cải thiện thu nhập cho những hộ nông dân vùng Tây Bắc

Chính phủ Australia vừa quyết định hỗ trợ gần 1,4 triệu AUD (tương đương 28,5 tỷ đồng Việt Nam) để thực hiện dự án Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam.


Hội thảo khởi động Dự án Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc.

Ngày 16/9, Bộ NN&PTNT cùng Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khởi động Dự án Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường quả ôn đới và bán ôn đới ở khu vực.

Dự án được triển khai trong 4 năm (2014-2018) với kinh phí gần 1,4 triệu AUD vốn ODA (tương đương 28,5 tỉ đồng), được tài trợ thông qua Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR). Vốn đối ứng phía Việt Nam là 2,8 tỉ đồng.

Dự án nhằm đánh giá động thái thị trường và người tiêu dùng cũng như cơ hội tại địa phương, tại tỉnh, quốc gia và trong khu vực; giúp hoàn thiện các kế hoạch Chính phủ đề ra, điều phối hoạt động phát triển cây ăn quả ôn đới tại các tỉnh khu vực Tây Bắc; khắc phục các trở ngại hiện đang kìm hãm sự phát triển của ngành sản xuất quả ôn đới và bán ôn đới ở Tây Bắc Việt Nam để áp dụng giống và kỹ thuật cải tiến; phát triển các mô hình thị trường dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng nhằm gắn kết với các thị trường có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt hơn.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, Tây Bắc là khu vực nghèo nhất Việt Nam, trong đó tỷ lệ nghèo của Lai Châu xếp thứ nhất, tỉnh Sơn La xếp thứ ba và tỉnh Lào Cai xếp thứ 4 trên cả nước.

Hiện tại, khoảng 40-60% dân số tại các tỉnh trên đang sinh sống dưới mức chuẩn nghèo. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2012, tỷ lệ này vượt quá xa tỷ lệ nghèo của quốc gia là 11%. Trong những năm qua, vùng cao Tây Bắc đã nhận được nhiều đầu tư của Nhà nước, cũng như các viện trợ nước ngoài nhằm cải thiện kinh tế và đời sống nhân dân trong khu vực.

Với lợi thế và điều kiện tự nhiên của khu vực, Bộ NN&PTNT cũng như chính quyền địa phương tại các tỉnh đồng nhất quan điểm rằng phát triển cây ăn quả ôn đới là một trong những hướng đi giúp nông dân các dân tộc vùng cao Tây Bắc xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, phát triển cây ăn quả ôn đới và bán ôn đới tại khu vực đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi không chỉ nỗ lực của Nhà nước, chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương, mà còn cần có sự phối hợp chặt chẽ của người sản xuất và khối tư nhân. Việt Nam là quốc gia đa dạng khí hậu, đất đai nên có nhiều sản phẩm nông nghiệp độc đáo và cây ăn quả ôn đới điển hình là sản phẩm thế mạnh có lợi thế so sánh vùng Tây Bắc./.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Động lực tăng trưởng nông nghiệp từ các FTA

Việt Nam hiện đang tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực trên thế giới. Đây được ví như những con đường cao tốc, kết nối nền kinh tế Việt Nam với các đối tác thương mại lớn trên toàn cầu. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các FTA đã và đang trở thành động lực tăng trưởng mạnh...

Quốc hội bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội

Chiều 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự, thực hiện quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội đối với ông Trần Thanh Mẫn.

Hiệp ước Xanh: Hành trình nhiều gian nan

Việc thực hiện Hiệp ước Xanh ở châu Âu đang đối mặt nhiều khó khăn do lo ngại về tác động kinh tế và sự phản đối từ một số ngành. Tuy nhiên giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) khẳng định Hiệp ước Xanh vẫn là ưu tiên hàng đầu của khối và liên minh sẽ “linh hoạt trong cách thức thực hiện” hiệp...

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh: Từ đoàn kết trong Đảng đến đồng thuận xã hội

“Tôi chỉ có một đảng, Đảng Việt Nam” - Đó là lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới, tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I (ngày 31/10/1946). Đó là sự khẳng định của Người sáng lập ra Đảng, xây dựng thiết chế Nhà nước và mở đường kiến thiết...

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV

Sáng nay (20/5) Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.