Việt Nam tăng cường hợp tác trong quản lý tài nguyên nước

Ngày 26/2 tại Hà Nội, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội đồng các Chương trình khoa học địa chất Châu Á và Đông Nam Á (CCOP) tổ chức Hội nghị Dự án nước ngầm pha II.
Các đại biểu tại hội nghị. Ảnh: BL

 
Dự án nước ngầm là một trong các hoạt động của tổ chức CCOP góp phần tăng cường năng lực, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin và liên kết tổ chức nhằm phát triển tài nguyên nước bền vững, giảm thiểu tai biến địa chất và bảo vệ môi trường. Pha II của Dự án được triển khai từ tháng 2/2010 đến tháng 3/2013 với sự tham gia của 11 quốc gia gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philipin, Papua New Guinea, Timor-Leste và Việt Nam. Pha II có mục đích bổ sung các thông tin về nhiệt độ, chất lượng nước vào các bản đồ địa chất thủy văn hiện có, để xuất bản một số bản đồ địa chất thủy văn để gửi thông điệp của vùng Châu Á và Đông Nam Á đến với thế giới.
 
Theo PGS.TS Phạm Quý Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách diễn ra trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là sự suy thoái nguồn nước cả về số lượng và chất lượng. Tài nguyên nước vốn đã không đồng đều nay lại có nguy cơ cạn kiệt, vì vậy cần có sự hợp tác trong phát triển bền vững nguồn tài nguyên này.
 
Đặc biệt, nhiều báo cáo của các quốc gia trong khu vực đã tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan trong Dự án nước ngầm, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam. Điển hình như báo cáo về vấn đề sụt lún đất tại khu vực Angkor Wat (Campuchia), sự sụt lún đất và cách phòng tránh ở Thượng Hải và các khu vực ngoại ô (Trung Quốc), có những điểm tương đồng với khu vực Hà Nội; hay như vấn đề xâm nhập mặn đối với nước ngầm ở đồng bằng Jakarta (Indonexia) cũng có thể nghiên cứu cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ; bên cạnh đó, báo cáo của Thái Lan về áp dụng địa chất thủy văn đồng vị xác định nguồn gốc nitơrát trong nước ngầm, khu vực Đông bắc Thái Lan cũng có giá trị quan trọng với khu vực phía Nam Hà Nội...
 
Các đại biểu trong nước và quốc tế đã cùng trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin về hiện trạng tài nguyên nước của mỗi quốc gia. Qua đó, tìm ra giải pháp tháo gỡ cho các vấn đề chung mà các quốc gia trong khu vực đang gặp phải, nhằm cùng nhau quản lý tài nguyên nước ngầm một cách hiệu quả, tiến tới phát triển bền vững.
 
Trước đó, pha I của Dự án được triển khai từ tháng 2/2005 đến tháng 3/2009 với sự tham gia của 9 quốc gia, đã đưa ra đánh giá về nguồn nước dưới đất thông qua các hệ thống quan trắc./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...