Đẩy mạnh quan hệ hợp tác giao thương Việt Nam – Hàn Quốc

Ngày 5/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc do  Bộ Công Thương phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và đại diện doanh nghiệp hai nước
 tại hội thảo. (Ảnh: K.D)

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong những năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc liên tục tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm trở lại đây đạt 23,4%/năm. Riêng 10 tháng năm 2014, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Luỹ kế đến hết tháng 10/2014, Hàn Quốc đã có 4.020 dự án đầu tư mới vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 33,4 tỷ USD và xếp thứ 2/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam (chiếm 23% tổng số dự án và 13,7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam).

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là từ khi thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược vào năm 2009. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đang trong quá trình đàm phán, dự báo sẽ sớm kết thúc vào cuối năm 2014, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa cho hai bên trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.

Ông Shinn Tea Yong, Chủ tịch Hiệp hội các nhà nhập khẩu Hàn Quốc (KOIMA) cho biết, với khoảng 8.000 doanh nghiệp thành viên, Hiệp hội này vừa ký kết một văn bản ghi nhớ về hiệp định hợp tác thương mại với Bộ Công Thương. Hàng năm, tổ chức này đều cử các đoàn thị sát nhập khẩu đến Việt Nam để mở rộng hợp tác giữa 2 nước. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác Hàn Quốc.

Ông Shinn Tea Yong cho rằng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc sau khi ký kết sẽ mang lại nhiều cơ hội giao thương cho doanh nghiệp 2 nước. Đặc biệt, kết quả hiệp thương lần thứ 8 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc tháng 11 vừa qua đã đạt nhiều kết quả tiến bộ. Phía Hàn Quốc kỳ vọng sự mở rộng danh mục thông thương giữa 2 nước với khoảng 19.000 mục sản phẩm của Hàn Quốc và 6.000 mục sản phẩm của Việt Nam theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc sẽ nhận được ưu đãi và hỗ trợ tích cực. Việt Nam là một trong những đối tác giao thương quan trọng của Hàn Quốc, trong thời gian tới hy vọng sẽ đẩy mạnh giao thương giữa hai nước và nỗ lực giải quyết được sự mất cân bằng trong cán cân thương mại hiện nay./.

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.