Quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học (cơ sở giáo dục).

Người dạy tiếng nước ngoài phải đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ.

Theo đó, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục phải đảm bảo nguyên tắc: xuất phát từ nhu cầu của xã hội và sự tự nguyện của người học; Các chương trình, môn học được dạy và học bằng tiếng nước ngoài phải bảo đảm mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo của từng cấp học, trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu các quy định pháp luật liên quan đến giáo dục, đào tạo và dạy nghề; Phải tuân theo các quy định đối với các chương trình tương ứng của giáo dục chính quy, đồng thời, các chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài nào thì việc kiểm tra, thi, đánh giá phải được thực hiện bằng tiếng nước ngoài đó tại các cơ sở giáo dục.

Chương trình, tài liệu dạy và học bằng tiếng nước ngoài được quy định cụ thể với từng cấp học. Đối với giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục của Việt Nam có thể được dạy và học một phần hoặc hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, ưu tiên đối với các lĩnh vực toán, khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học. Sách giáo khoa, tài liệu sử dụng dạy và học bằng tiếng nước ngoài phải được Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép sử dụng.

Đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp thì những chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công nhận về chất lượng thì có thể được giảng dạy một phần hoặc toàn bộ bằng tiếng nước ngoài, trong đó, ưu tiên giảng dạy bằng tiếng nước ngoài đối với các chương trình, môn học thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản hoặc một số ngành, nghề và lĩnh vực mà xã hội có nhu cầu, phục vụ hội nhập quốc tế. Còn đối với giáo trình, tài liệu sử dụng để dạy và học bằng tiếng nước ngoài do Thủ trưởng cơ sở giáo dục phê duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng Thẩm định do Thủ trưởng thành lập, bảo đảm thực hiện theo đúng quy trình thẩm định giáo trình, tài liệu.

Quyết định cũng quy định rõ người dạy chương trình giáo dục, đào tạo bằng tiếng nước ngoài phải đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định đối với chức danh nghề nghiệp đối với nhà giáo các cấp học, trình độ đào tạo tương ứng; có năng lực ngoại ngữ đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu cụ thể. Cùng với đó, người học cũng phải có năng lực ngoại ngữ đạt chuẩn, theo yêu cầu của chương trình, môn học được dạy bằng tiếng nước ngoài và theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Ngoài ra, Quyết định còn quy định việc kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ; kiểm định chất lượng giáo dục; học phí, sử dụng, quản lý học phí; Hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền phê duyệt...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2015./.
 
Chí Nam

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.