1,9 tỷ USD nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được nâng công suất từ 6,5 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm.

 

Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã trao Giấy chứng nhận đầu tư Dự án mở rộng, nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn.

Theo đó, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được nâng công suất từ 6,5 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm. Đồng thời, nâng cấp độ linh hoạt trong lựa chọn nguyên liệu dầu thô, đảm bảo cung cấp nguồn dầu thô ổn định, lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động của Nhà máy; sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn EURO V.

Bên cạnh đó, Nhà máy cũng được mở rộng thêm với tổng diện tích hơn 300ha thuộc 2 xã Bình Thuận và Bình Trị, trong đó có 108ha đất và 198ha mặt nước biển. Với tổng vốn đầu tư dự án này gần 1,9 tỷ USD.

Được biết, năm 2014, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn đã nhập 81 chuyến dầu thô với khối lượng 6,4 triệu tấn, đạt 119% kế hoạch năm.

Tổng sản lượng sản xuất của Công ty đạt 5,81 triệu tấn, vượt gần 1 triệu tấn, đạt 120% kế hoạch; tổng sản phẩm tiêu thụ đạt 5,85 triệu tấn.

Với doanh thu đạt gần 128.000 tỷ đồng, đạt 128% kế hoạch, công ty đã nộp NSNN trên 23.000 tỷ đồng, đạt 191% kế hoạch năm.

Đặc biệt, năm 2014 Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn cùng các đơn vị liên quan đã tích cực thương mại hóa và triển khai bán rộng rãi xăng E5 Ron 92 từ ngày 30/7/2014.

Kết quả ban đầu cho thấy, chương trình phát triển nhiên liệu sinh học đã đạt được những thành công mang tính bước ngoặt tại địa bàn 7 tỉnh, thành theo lộ trình của Chính phủ.

Năm 2015, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn phấn đấu sản xuất trên 5,86 triệu tấn sản phẩm các loại; doanh thu đạt trên 120.600 tỷ đồng; nộp ngân sách trên 16.000 tỷ đồng./.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.