Đơn giản hóa thủ tục hành chính: Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2015 với mục tiêu đơn giản hóa và cắt giảm tối thiểu 25% chi phí tuân thủ đối với 13 nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan. Kế hoạch cũng hướng đến mục tiêu 100% thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền được chuẩn hóa và kịp thời công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và niêm yết đồng bộ, thống nhất tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

 

Theo Kế hoạch, trọng tâm năm 2015 sẽ đơn giản hóa 13 nhóm thủ tục hành chính
(Ảnh minh họa)

Theo Kế hoạch, trọng tâm năm 2015 sẽ đơn giản hóa 13 nhóm TTHC, quy định liên quan đến: Xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng, khai thác, nhập khẩu nguyên liệu, chế biến đến xuất khẩu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ khi có quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đến khi đi vào hoạt động; khám, chữa bệnh cho người dân; tuyển sinh, đào tạo đại học và sau đại học; tuyển dụng, nâng ngạch đối với công chức; tuyển dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm, đề bạt đối với viên chức; yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực;...

Về tiến độ thực hiện đơn giản hóa 13 nhóm TTHC nêu trên, theo kế hoạch, sẽ hoàn thành thống kê TTHC, quy định liên quan trong nhóm thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ, ngành chủ trì tổng hợp trước ngày 31/1/2015; hoàn thành hệ thống hóa nhóm TTHC, quy định liên quan để thống nhất triển khai trước ngày 15/2/2015.

Sau đó, nghiên cứu, đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC và gửi cho Bộ, ngành chủ trì trước ngày 31/5/2015. Việc lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC, đối tượng tuân thủ về phương án đơn giản hóa TTHC phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2015.

Công tác chỉnh lý, hoàn thiện Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch, dự thảo Quyết định kèm theo phương án đơn giản hóa TTHC trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2015.

Đến trước ngày 31/12/2015 phải hoàn thành việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án đơn giản hóa TTHC để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Ngoài 13 nhóm TTHC, quy định liên quan nêu trên được đơn giản hóa, còn có 2 nhóm nhiệm vụ liên quan đến rà soát, chuẩn hóa và công khai TTHC gồm: Rà soát, chuẩn hóa, công bố, công khai TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý và thẩm quyền giải quyết của Bộ, ngành, địa phương trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; niêm yết đầy đủ các thủ tục hành chính được giải quyết tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Về tiến độ thực hiện 2 nhóm nhiệm vụ nêu trên, đối với Bộ, ngành, hoàn thành việc lập danh mục và chuẩn hóa tên TTHC trong phạm vi rà soát, hệ thống, chuẩn hóa trước ngày 30/4/2015.

Hoàn thành việc xây dựng, ban hành quyết định công bố TTHC theo danh mục, gửi UBND cấp tỉnh để tổ chức việc bổ sung, hoàn chỉnh bộ TTHC thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của địa phương; đồng thời hoàn thành việc nhập dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC trước ngày 31/8/2015.

Thực hiện niêm yết đầy đủ các TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC ngay sau khi quyết định công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa theo từng cấp giải quyết được ban hành, hoàn thành trước ngày 31/12/2015./.

Đối với UBND cấp tỉnh, rà soát, hệ thống, bổ sung, hoàn chỉnh và ban hành quyết định công bố bộ TTHC thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của địa phương theo từng cấp giải quyết trên cơ sở quyết định công bố TTHC đã được Bộ, ngành chuẩn hóa theo thẩm quyền; đồng thời chuẩn hóa dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; hoàn thành trước ngày 30/11/2015.

Thực hiện niêm yết đầy đủ các TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC ngay sau khi quyết định công bố TTHC chuẩn hóa theo từng cấp giải quyết được ban hành, hoàn thành trước ngày 31/12/2015./.

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.