2015: Đẩy mạnh xuất gạo sang châu Phi

Trong năm 2014, các DN Việt Nam xuất khẩu sang các nước châu Phi, Tây Á, Nam Á lượng gạo trị giá 410 triệu USD (khoảng 1 triệu tấn). Mới đây, Bộ Công Thương cho biết sẽ triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ DN mở rộng các thị trường tiềm năng này.
Với số dân hơn 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi ngày càng lớn và từ năm 2009 đến nay, phải nhập khẩu từ 8-10 triệu tấn gạo/năm, trị giá từ 3,5-5 tỷ USD trong đó chủ yếu là loại gạo 25% tấm.

Các quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi là Nigeria (3 triệu tấn/năm), Senegal, Côte d’Ivoire (800.000-1 triệu tấn/năm), Nam Phi, Ghana (400-600.000 tấn), Tanzania, Algeria, Cameroon, Guinea…

Các nước cung cấp gạo chính cho khu vực này là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và Mỹ, trong đó Thái Lan vẫn là nhà cung cấp gạo với khối lượng lớn nhất và chủng loại đa dạng, chiếm đến 50% tổng lượng gạo nhập khẩu của châu Phi.

Trong khi tại khu vực Tây Á, Nam Á, nhu cầu nhập khẩu gạo của Iran, Saudi Arabia, Kuwait, UAE, Bangladesh… dao động từ 3-5 triệu tấn/năm.

Để có thể cạnh tranh được với gạo của Thái Lan, Ấn Độ, năm 2015, Bộ Công Thương không chỉ tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại gạo mà tập trung đàm phán và ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo với các nước Côte d’Ivoire, Congo, Kenya, Angola, Mozambique, Madagascar…

Các thương vụ của Việt Nam trong khu vực là đầu mối quan trọng để giới thiệu khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp xác minh đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh, cũng như  tổ chức các cuộc gặp nhằm thiết lập quan hệ giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam và châu Phi, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo. Đồng thời hỗ trợ DN thành lập công ty, mở kho ngoại quan gạo tại một số thị trường trọng điểm như Cameroon, Angola, Mozambique... để tiêu thụ gạo trực tiếp;  triển khai đề án đổi gạo Việt Nam lấy điều châu Phi./.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.