Dự báo của Liên hợp quốc về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015

Ủy ban Kinh tế, Xã hội của Liên hợp quốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2015 có thể đạt mức 6% trong bối cảnh sáng sủa của kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 .

 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2015 là 6,2% (Ảnh: TTXVN)


Ngày 13/1, Ủy ban Kinh tế, Xã hội của Liên hợp quốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2015 có thể đạt 6,0%, tăng so với mức 5,8% của năm 2014. Mức dự báo này gần sát với mức 6,2% vừa được Chính phủ Việt Nam công bố. ESCAP cho rằng triển vọng kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức khi các khó khăn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn đang kiềm chế nhu cầu nội địa. Các khoản cho vay khó đòi có chiều hướng tăng trong nửa đầu năm 2014, trong khi đó tăng trưởng tín dụng của năm 2014 vẫn yếu dù Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách lãi suất thấp. Tuy vậy, ESCAP cho rằng dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam vẫn nhiều hơn các yếu tố tiêu cực. Xuất khẩu tiếp tục được duy trì tốt bất chấp những gián đoạn trong sản xuất và du lịch giai đoạn giữa năm 2014 khi Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan vào Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang triển khai kế hoạch gia tăng vai trò lớn hơn cho thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế và việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước cũng đang được đẩy mạnh. Điều đó sẽ giúp tăng cường chất lượng đầu tư tại Việt Nam trong những năm tới.

ESCAP cũng đưa ra nhận định rằng kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương sẽ có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 5,8% trong năm 2015, tăng nhẹ so với mức 5,4% của năm 2014 nhờ lạm phát và giá dầu mỏ giảm. Tăng trưởng tại khu vực sẽ được thúc đẩy nhờ sự cải thiện của các nền kinh tế tại Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Papua New Guine, Hàn Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, theo nhận định của Giám đốc Điều hành ESCAP, Tiến sỹ Shamshad Akhtar, bất kể triển vọng sáng sủa đó, rất nhiều nền kinh tế đang phát triển tại khu vực  phải đối mặt với những hạn chế về cấu trúc kinh tế, vốn đang kiềm chế tiềm năng tăng trưởng của họ. Tiến sỹ Akhtar cho rằng sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng cần thiết vẫn là bài toán hóc búa, do đó tăng trưởng kinh tế vẫn không tạo ra động lực tối đa cho tăng trưởng việc làm.

Theo báo cáo của ESCAP, cải cách cấu trúc tại Ấn Độ và Indonesia dự kiến sẽ giúp hai nước này đạt mức tăng trưởng lần lượt là 6,4% và 5,6% trong năm 2015, tăng so với mức 5,5% và 5,2% của năm 2014. Tăng trưởng tại Trung Quốc được dự báo sẽ đạt khoảng 7,0% trong năm 2015. Kinh tế Nhật Bản cũng có thể sẽ đạt mức tăng trưởng 1,5% trong năm 2015, tăng so với mức 0,5% của năm 2014.

Trái ngược với những nhận định khả quan về kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2015, Ngân hàng Thế giới dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 có thể chỉ ở mức 3,0%, thay vì 3,4% như trong báo cáo công bố hồi tháng 6/2014. Theo tổ chức tài chính lớn nhất thế gIới này, sang năm 2016, kinh tế toàn cầu dự báo cũng sẽ chỉ đạt 3,3%, so với mức dự báo 3,5% đưa ra trong báo cáo lần trước và năm 2017 thậm chí còn thấp hơn, dự kiến có thể chỉ đạt 3,2%.

Báo cáo cho biết nguyên nhân giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu là vì viễn cảnh kinh tế Khu vực đồng Euro và kinh tế Nhật Bản không mấy sáng sủa. Chuyên gia kinh tế hàng đầu của WB, ông Kaushik Basua cho rằng kinh tế toàn cầu đang ở thời điểm đáng lo ngại. Viễn cảnh kinh tế Mỹ và kinh tế Anh trong năm 2015 sáng sủa, nhưng kinh tế toàn cầu lại u ám hơn, cho dù giá dầu trong năm 2014 đã giảm gần 60%, mang lại lợi ích cho các nền kinh tế mới nổi. Cũng theo dự báo của WB, giá dầu giảm sẽ làm giảm ít nhất 0,1% GDP kinh tế toàn cầu năm 2015./.
Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.