Đẩy mạnh hợp tác, quản lý, phát triển bền vững sông Mekong

Ngày 15/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có cuộc tiếp các Bộ trưởng, Trưởng đoàn và các đối tác phát triển sang tham dự Phiên họp Hội đồng lần thứ 21 Ủy hội sông Mekong quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định sông Mekong là tài sản chung, quý giá
của các quốc gia trong lưu vực. Ảnh: VGP/Nguyên Linh

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chào mừng đại diện các quốc gia thành viên và các đối tác phát triển Ủy hội sông Mekong quốc tế, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao kết quả hoạt động, các báo cáo của Ủy hội về tiến độ thực hiện các cam kết của Tuyên bố chung TP. Hồ Chí Minh 2014, đặc biệt trong việc thực hiện nghiên cứu chung về quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mekong.

Phó Thủ tướng khẳng định quan điểm của Việt Nam trong việc coi sông Mekong là tài sản chung, quý giá của các quốc gia trong lưu vực và các quốc gia cần nỗ lực đảm bảo sự khai thác, phát triển bền vững con sông, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, vì tương lai, lợi ích lâu dài của các thế hệ người dân. Vì vậy, các hoạt động phát triển trên lưu vực sông cần phải được nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các nước trong lưu vực với sự tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế đang đứng trước nhiều áp lực về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mekong. Điều này đòi hỏi các quốc gia thành viên Ủy hội cần nỗ lực đẩy mạnh tiến độ thực hiện nghiên cứu chung về quản lý và phát triển lưu vực sông Mekong như lãnh đạo Chính phủ các quốc gia thành viên đã cam kết, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các cam kết trong Tuyên bố TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu Ủy hội sẽ tự chủ tài chính vào năm 2030.

Đại diện cho các Đoàn tham dự Phiên họp Hội đồng Ủy hội sông Mekong, bà Monemany Nhoybouakong, Trưởng đoàn Lào cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành thời gian tiếp Đoàn. Bà khẳng định sự thống nhất cao trong hợp tác và quan điểm coi trọng việc sử dụng và quản lý bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mekong.

Các Đoàn cho biết phiên họp tại Việt Nam lần này tiếp tục khẳng định và đẩy mạnh các cam kết chính trị trong việc thực hiện Hiệp định Mekong 1995, Tuyên bố chung TP. Hồ Chí Minh, các cam kết hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính của các đối tác phát triển với Ủy hội để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra./.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Chiến dịch Điện Biên Phủ được tái hiện sống động bằng công nghệ 3D Mapping

Người dân Thủ đô Hà Nội có cơ hội ôn lại lịch sử, sống lại những khoảnh khắc hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ với việc bức tranh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” được trình chiếu bằng công nghệ 3D Mapping, với âm thanh và lời thuyết minh sống động.

Sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), ngày 5/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem ngay tại Điện Biên Phủ.

4 nhóm chỉ tiêu phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.