Đẩy mạnh hợp tác toàn diện Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 20/1, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có buổi tiếp bà Satsuki Katayama, Chủ nhiệm Ủy ban Ngoại giao Quốc phòng Thượng Nghị viện Nhật Bản.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp bà Satsuki Katayama,
Chủ nhiệm Ủy ban Ngoại giao Quốc phòng Thượng nghị viện Nhật Bản. Ảnh: VGP/Nguyên Linh

Phó Thủ tướng chào mừng chuyến thăm của bà Satsuki Katayama, khẳng định mối quan hệ đang ngày càng tốt đẹp, tiếp tục phát triển mạnh mẽ giữa hai nước. Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn không ngừng làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Nhật Bản.

Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi hơn nữa để các công ty Nhật Bản triển khai hiệu quả Sáng kiến chung Việt-Nhật về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt đẩy mạnh triển khai các kế hoạch hợp tác chiến lược trên 6 lĩnh vực công nghiệp mà lãnh đạo cấp cao hai bên đã đề ra.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gửi lời cảm ơn Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã ủng hộ nguồn vốn hỗ trợ quý báu để giúp Việt Nam phát triển nhiều lĩnh vực trong những năm vừa qua, trong đó có nhiều dự án quan trọng như đường bộ cao tốc Bắc Nam, nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân... đã trở thành biểu tượng của sự hợp tác giữa hai nước.

Phó Thủ tướng mong muốn bà Katayama, với uy tín và cương vị của mình trong chính giới Nhật Bản sẽ quan tâm và tích cực vận động để Quốc hội Nhật Bản tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ việc triển khai các thỏa thuận về hợp tác kinh tế, trong đó có các dự án hạ tầng cơ sở, năng lượng quy mô lớn, tiếp tục duy trì ODA ở mức cao giúp Việt Nam phát triển bền vững, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Cảm ơn Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã dành thời gian tiếp Đoàn, bà Satsuki Katayama cũng khẳng định quan điểm coi trọng, mong muốn hợp tác toàn diện của Nhật Bản đối với Việt Nam.

Trong chuyến công tác, Đoàn đã có cuộc làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản và nhận được những phản hồi hết sức tích cực về quá trình, kết quả làm ăn kinh doanh ở Việt Nam.

“Với cương vị của mình, tôi có sự giao lưu, làm việc với nhiều nước và phải nói rõ không phải tất cả doanh nghiệp Nhật Bản ở các nước này đều có những phản hồi tích cực như vậy”, bà Katayama cho biết.

Nhân dịp này, Đoàn Thượng Nghị viện Nhật Bản đã trình bày mong muốn trong việc triển khai một số dự án hợp tác về xây dựng hạ tầng cơ sở, giao thông, năng lượng... nhằm giúp Việt Nam và cũng là tạo thuận lợi hơn cho các dự án đầu tư của các DN Nhật Bản tại đây./.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.