Việt Nam xuất siêu gần 2 tỷ USD sang Australia

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt 3,99 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 2,06 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 1,93 tỷ USD.

Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Australia, nhóm mặt hàng nông sản, thuỷ sản là nhóm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong các nhóm mặt hàng Việt Nam xuất khẩu.

Nhóm mặt hàng này đã tăng 17,5% so với năm 2013, trong đó hạt tiêu tăng 52,5%, thuỷ sản tăng 20,7%, vượt ngưỡng mục tiêu 200 triệu USD, hạt điều tuy tăng trưởng 12,6% nhưng là mặt hàng chiếm lĩnh thị trường này, chiếm tới 96% thị phần.

Nhóm mặt hàng công nghiệp chế tạo, chế biến tăng 13,9% so với năm 2013, trong đó một số mặt hàng có tốc độ tăng đột biến như sắt thép tăng 121%, dây điện và dây cáp điện tăng 80,4%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 66,5%, hàng dệt may tăng 46,7%, túi xách, ô, mũ… tăng 39,4%, nguyên phụ liệu dệt may tăng 31,9%, giày dép tăng 30,6%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 22,6%...

Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cùng với nhóm hàng điện thoại và linh kiện bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm.

Việc nhập khẩu hàng từ Australia về Việt Nam cũng có xu thế tăng cao. Đặc biệt, đối với một số nhóm hàng là đầu vào cho sản xuất trước đây các DN Việt Nam thường nhập khẩu từ Trung Quốc, như chất dẻo nguyên liệu tăng 117,5%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 96%, quặng và khoáng sản khác tăng 83,9%, bông tăng 74,8%,v.v...

Lúa mỳ tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Úc sang Việt Nam (chiếm khoảng 22% kim ngạch xuất khẩu của Australia sang Việt Nam) và vẫn có sự tăng trưởng nhẹ. Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 452,49 triệu USD, tăng 5,3% so với năm 2013.

Trong khi nhóm mặt hàng tiêu dùng chỉ tăng trưởng nhẹ thì đáng lưu ý sữa và sản phẩm từ sữa tăng mạnh, tăng 112,9% với kim ngạch nhập khẩu là 40,39 triệu USD./.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.