Tiềm năng lớn của nhóm BRICS

Chiếm 1/4 diện tích Trái đất, 40% dân số thế giới, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS là biểu tượng cho “cực” mới của nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu khẳng định sự xuất hiện của nhóm BRICS như một nguồn chủ chốt cho sự ổn định kinh tế thế giới.

   Ảnh minh hoạ. 
Nhóm BRICS không chỉ là một nhóm bao gồm các nền kinh tế thị trường mới nổi năng động nhất mà còn là một tập hợp 3 châu lục đang phát triển là châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Nhóm này nhấn mạnh rằng trọng tâm mới của hoạt động kinh tế đang dần chuyển dịch từ Bắc Mỹ, châu Âu và các nước Bắc phát triển về các nước Nam đang phát triển.

Trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu chật vật tái khởi động nền kinh tế của mình trong sự đe doạ của suy thoái thì nhóm BRICS có đủ thế mạnh để từ nay đến năm 2050 trở thành đầu tầu mới của thế giới, có sự chủ động, mạnh mẽ và ngày càng độc lập trong phát triển kinh tế. Điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Iran để được cung ứng thêm dầu mỏ.

Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào các thể chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế, 5 nước BRICS có ý định thành lập Ngân hàng phát triển của riêng mình với sứ mệnh tài trợ cho các dự án hạ tầng quan trọng và cấp tín dụng cho các nước nghèo trong vùng.

Các nước BRICS thống nhất tăng lượng trao đổi thương mại từ 280 tỷ USD lên 500 tỷ USD từ nay đến năm 2015. Ấn Độ và Nga cam kết trong 3 năm tới sử dụng đồng tiền của mình để thanh toán trong trao đổi thương mại song phương nhằm tránh phụ thuộc vào giá trị đồng USD.

Mặc dù các nước phương Tây thường cố tình quên các nước BRICS, trừ trường hợp phải cần đến họ để cứu giúp châu Âu và hỗ trợ khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ của Mỹ song rõ ràng chiếc hố kinh tế ngăn cách giữa các nước BRICS và các nước nhóm G8 đang dần được lấp đầy. Nếu không tính Nga, các nước G8 còn lại Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Italia, Anh và Mỹ chiếm tới 38,3% GDP thế giới về sức mua. Khoảng cách đó sẽ còn tiếp tục giảm trong những năm tới vì nhiều nước thành viên nhóm G8 đang phải chật vật để vượt qua khó khăn kinh tế triền miên.

Trong khi đó, có một danh sách các ứng cử viên tiềm năng mới có thể gia nhập BRICS, bao gồm Indonesia, Mexico, Nigeria, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Tất cả các nền kinh tế này xứng đáng được gia nhập nếu xét đến quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP cao và dân số lớn. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển và tầm ảnh hưởng của BRICS trong tương lai là rất lớn./.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.