Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 214/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 vận tải đường sắt sẽ đáp ứng được 3% đến 4% thị phần vận tải hành khách. 

Theo đó, mục tiêu phát triển vận tải đường sắt Việt Nam sẽ qua 3 giai đoạn:

Từ nay đến năm 2020, sẽ nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, trong đó ưu tiên hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam để đạt tốc độ chạy tàu bình quân 80 – 90km/h đối với tàu khách và 50 – 60km/h đối với tàu hàng. Nâng cao chất lượng vận tải các tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai, Gia Lâm – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lạng Sơn. Tập trung đầu tư nâng cấp các nhà ga đường sắt trọng điểm, các nhà ga có lượng khách lớn. Đồng thời, nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (đường đôi), điện khí hóa trên trục Bắc – Nam. Trong đó chuẩn bi ưu tiên xây dựng trước những tuyến có nhu cầu vận tải lớn. Đặc biệt là khu vực kết nối với Hà Nội và TP.HCM như các đoạn: Hà Nội – Vinh, TP.HCM – Nha Trang. Đưa vào khai thác toàn tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân.

Trong gia đoạn này, vận tải đường sắt phấn đấu đáp ứng khoảng 1%-2% thị phần vận tải hành khách, 1%-3% thị phần hàng hóa; đáp ứng được khoảng 4-5% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Giai đoạn 2020 đến 2030, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160km/h đến 200km/h), đường đôi khổ 1.435mm, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350km/h trong tương lai. Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt có nhu cầu vận tải lớn, các tuyến Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng, Biên Hòa – Vũng Tàu, Sài Gòn – Cần Thơ, Hải Phòng – Lạch Huyện, các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch, đường sắt nói các tỉnh Tây Nguyên với cảng biển, đường sắt Vũng Áng – Cha Lo (Mụ Giạ) để kết nối với đường sắt của Lào tại Thà Khẹt, đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh kết nối với đường sắt xuyên Á.

Đến năm 2050, đường sắt đáp ứng tối thiểu 5 – 8% thị phần vận tải hành khách và 5 – 6% thị phần vận tải hàng hóa, trên 30% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TP.HCM. Phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi t���c độ cao. Sau năm 2050, ngành đường sắt sẽ khai thác tốc độ cao tốc 350km/h, hoàn thành đường sắt Tây Nguyên, đường sắt xuyên Á, đường sắt kết nối các khu công nghiệp, cảng biển lớn.

Với mục tiêu chiến lược phát triển giao thông đường sắt cụ thể trên, thì sau năm 2030 hành khách đi tàu từ Hà Nội đến TP.HCM chỉ mất hơn 8 giờ đồng hồ và sau năm 2050 chỉ mất khoảng 5 giờ đồng hồ./.
 
Ngọc Nhung

Tin Liên Quan

4 nhóm chỉ tiêu phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.