Chuẩn bị ứng phó với dịch MERS-CoV

Do thời gian ủ bệnh lâu (khoảng 14 ngày) nên công tác khai thác thông tin các yếu tố dịch tễ của những người đến từ vùng có dịch MERS-CoV là rất quan trọng.


Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) làm việc với Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
về công tác phòng chống dịch MERS-CoV.

Ngay sau cuộc họp khẩn của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh do virus MERS-CoV, ngày 3/6, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về công tác phòng chống và điều trị bệnh do virus MERS-CoV nhằm đối phó với tình huống dịch bệnh có thể xâm nhập vào Việt Nam.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông do virus MERS-CoV có thời gian ủ bệnh lâu (14 ngày), các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt với một số bệnh cúm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác. Do đó, công tác khai thác thông tin, các yếu tố dịch tễ của người bệnh từ vùng có dịch cũng như công tác khám chữa bệnh, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh trong bệnh viện đóng vai trò quan trọng và rất cần sự chia sẻ kinh nghiệm từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Đại diện WHO tại Việt Nam cũng cho biết, kinh nghiệm từ dịch SARS năm 2003 cho thấy, kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý ca bệnh rất quan trọng. Trong đó, các cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân là những đối tượng có nhiều nguy cơ cao lây nhiễm bệnh nên cần phải tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn như rửa tay, đeo khẩu trang thường xuyên khi tiếp xúc với người bệnh có triệu chứng sốt, ho… Ngoài ra, tại các khoa khám bệnh của các cơ sở y tế cần có những hình ảnh tuyên truyền về các triệu chứng của bệnh do virus MERS-CoV gây ra để người dân biết và chủ động khai báo thông tin với cán Bộ Y tế.

Cũng theo chuyên gia WHO, các bệnh viện cần tăng cường năng lực quản lý lâm sàng những ca bệnh truyền nhiễm và có danh sách những bệnh viện có đủ năng lực quản lý ca bệnh để tập trung điều trị người bị nhiễm virus này.

Cùng ngày, Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng đã có văn bản khẩn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế các bộ, ngành tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh. Theo đó, nếu người bệnh có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt…) phải được phân luồng và khám, tư vấn tại buồng khám riêng biệt. Cần phải khai thác các yếu tố dịch tễ của người bệnh đến từ các nước vùng Trung Đông và Hàn Quốc trong vòng 14 ngày, nếu nghi ngờ trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính do MERS-CoV phải cách ly tạm thời, thông báo khẩn cho y tế dự phòng lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương hoặc Viện Paster thành phố Hồ Chí Minh để chẩn đoán kịp thời.

Bên cạnh đó, Cục cũng yêu cầu các đơn vị tổ chức tập huấn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị MERS-CoV cho nhân viên y tế. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn để cấp cứu, điều trị khi có ca bệnh; tăng cường truyền thông trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm phát hiện, phòng chống bệnh MERS-CoV...  Trước đó, Bộ Y tế đã chính thức áp dụng tờ khai y tế và đo thân nhiệt tất cả hành khách đến từ Hàn Quốc và 9 nước khu vực Trung Đông./.
Theo Thúy Hà/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!