Cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

Ngày 10/6, Hội thảo quốc tế “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội.
 


Hội thảo quốc tế "Cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam".

Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 khách mời đến từ Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các định chế tài chính, viện nghiên cứu, trường đại học và các hiệp hội.

Năm 2015 là năm hội nhập sâu rộng của Việt Nam với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã, đang được kết thúc đàm phán và ký kết. Tại khu vực Đông Nam Á, theo lộ trình, Việt Nam sẽ cùng với các quốc gia ASEAN hình thành Cộng đồng kinh tế (AEC) ngày 31/12/2015. Đây là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á, tiến tới hình thành một cộng đồng chung, dựa trên 3 trụ cột là kinh tế - chính trị, an ninh – văn hóa - xã hội.

Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thức sâu sắc cơ hội cũng như thách thức của AEC đối với nền kinh tế đất nước nói chung và với cộng đồng doanh nghiệp nói riêng, nhiều quyết sách, chương trình hành động đã được ban hành và triển khai trên quy mô lớn nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thành công.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu và tác động của hội nhập được đánh giá là rất sâu, rộng. Đối với nền kinh tế, hội nhập tạo cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo động lực thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam cũng như đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Hội nhập cũng tạo cơ hội tìm kiếm đối tác, liên kết kinh doanh, giao lưu, học hỏi, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý giữa các nước tham gia. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức không nhỏ, những rủi ro cần tính đến.

Do đó, để có một cái nhìn toàn diện, nâng cao nhận thức về AEC cũng như tạo một diễn đàn để các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các hiệp hội, chuyên gia trong và ngoài nước và cộng đồng doanh nghiệp, ngân hàng sẻ chia những thông tin, kinh nghiệm, nhìn nhận cơ hội, khó khăn, thách thức trong quá trình Việt Nam gia nhập AEC nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về con đường hội nhập, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược hoạt động phù hợp và hiệu quả.

Với tham luận “Việt Nam và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã phân tích thực trạng hội nhập tại Việt Nam thời gian qua. Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, sở dĩ Việt Nam quyết định hội nhập kinh tế quốc tế là để mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ từ bên ngoài và cùng với quá trình đổi mới về mọi mặt, Việt Nam đã có sự đổi mới tư duy về thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, Việt Nam vẫn gặp một số hạn chế như: Nhiều cán bộ quản lý các cấp lẫn lãnh đạo doanh nghiệp chưa nắm sâu, còn nhiều lúng túng trong hành động; Hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều sự chồng chéo, không thật rõ ràng, minh bạch và nhất quán; cơ sở hạ tầng còn yếu kém; chất lượng, hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước vẫn hạn chế; dòng vốn FDI tăng cao nhưng tỷ trọng công nghệ cao chưa nhiều; kinh nghiệm điều hành nền kinh tế thị trường vốn còn hạn chế.

TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã có tham luận “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Nhìn nhận từ Việt Nam và cơ hội kinh doanh”. Để nắm bắt và tận dụng cơ hội kinh doanh, TS. Võ Trí Thành kiến nghị một số nội dung, đồng thời cho rằng, vai trò Chính phủ đối với AEC là: Hài hòa hóa các tuyến hội nhập với vấn đề cải cách/phát triển; xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế đáp ứng cam kết TPP, RCEP, VN-EU FTA,...; xây dựng "hình ảnh" tốt về ứng xử Nhà nước/Chính phủ...

Ông Jeffrey Pirie - Giám đốc điều hành Deloitte Singapore có tham luận về vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Ông cho rằng việc thành lập AEC hàm ý: Một nền kinh tế trở nên kết nối hơn bao giờ hết với hàng hóa trong khu vực; việc hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên gần hơn và chắc chắn hơn; vác mạng lưới sản xuất và phân phối được mở rộng - với mức độ tập trung sâu và các mô hình kết nối nhiều hơn so với trước kia; khối lượng giao dịch thương mại sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.../.
Theo Mạnh Hùng/dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...