26 nước châu Phi lập khu vực thương mại tự do

Theo tin từ UPI, ngày 10/6, nhóm 26 quốc gia châu Phi đã ký thỏa thuận thành lập khu vực thương mại tự do ba bên tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập.
 


Thành phố cảng Cape Town, Nam Phi được kỳ vọng sẽ thu được nhiều lợi nhuận sau
thỏa thuận Khu vực thương mại tự do ba bên của 26 nước châu Phi. (Ảnh: UPI)

Khu vực thương mại tự do ba bên này gồm 26 nước thuộc Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), Cộng đồng Đông Phi (EAC), Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC), chiếm nửa số thành viên Liên minh châu Phi (AU) với 625 triệu dân và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 1.200 tỷ USD, chiếm 58% GDP châu lục.

Thỏa thuận này có sự tham gia của Ai Cập và Nam Phi - những quốc gia hùng mạnh nhất châu Phi và cả những nước kém phát triển như Mozambique và Burundi. Tuy nhiên, Nigeria - nước có dân số lớn nhất châu Phi lại không tham gia vào thỏa thuận này.

Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi nhấn mạnh nhấn mạnh, đây là bước ngoặt trong lịch sử hội nhập kinh tế châu Phi. Khu vực thương mại tự do ba bên sẽ là khối kinh tế lớn nhất trong châu lục và là bước đệm để hình thành Khu vực thương mại tự do châu lục (CFTA) vào năm 2017. Khu vực thương mại tự do ba bên sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho kinh doanh và đầu tư, cũng như nguồn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây cũng được kỳ vọng sẽ là thị trường chung cho các quốc gia châu Phi với dự đoán tăng trưởng mậu dịch sẽ đạt 25% trong 10 năm tới./.
Theo Hoàng Lâm/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia vùng Vịnh

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong những năm qua duy trì đà phát triển tích cực. Cơ chế chính sách thuận lợi, cùng những thành tựu ấn tượng về kinh tế-xã hội đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu tại châu...

Liên hợp quốc thúc giục hành động vì khí hậu

Ngày 24/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục cảnh báo nhân loại sẽ phải trả giá khủng khiếp vì thiếu hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Ông Guterres nhấn mạnh, thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.

Cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát triển

Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến...

Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Triều Tiên

Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Triều Tiên, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm Triều Tiên từ ngày 21 đến 26/10, tiến hành trao đổi chính sách luân phiên cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Triều Tiên lần thứ 5.

Châu Á là động lực quan trọng của kinh tế toàn cầu

Các chuyên gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, đóng góp tới 60% mức tăng trưởng, châu Á rõ ràng là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Tân Hoa xã dẫn lời ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, nhấn mạnh châu Á là khu vực năng động nhất thế giới, với lực...