Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển giáo dục

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Na Uy, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Giáo dục vì sự phát triển tại Oslo, Na Uy vào ngày 6-7/7/2015.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: AFP

Hội nghị do Chính phủ, Bộ Ngoại giao Na Uy chủ trì tổ chức, phối hợp với Liên Hợp Quốc và Tổ chức Đối tác giáo dục toàn cầu (GPE). Tham dự Hội nghị có hơn 400 đại biểu, với đông đảo đại biểu quốc tế cấp cao, trong đó có Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, Đặc phái viên về Giáo dục toàn cầu của Liên Hợp Quốc và là đồng chủ tọa Hội nghị này Gordon Brown (cựu Thủ tướng Anh), Chủ tịch Hội đồng quản trị của GPE Julia Gilard (cựu Thủ tướng Australia); đại diện của WB và một số tổ chức khu vực, nhiều đại diện của khu vực tư nhân, các tổ chức dân sự.

Hội nghị tập trung thảo luận về các biện pháp nhằm tăng cường tài trợ cho giáo dục vì sự phát triển, với 4 nội dung chính: tăng đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nhằm bảo đảm giáo dục cho tất cả trẻ em, chú trọng giáo dục cho trẻ em gái, nâng cao chất lượng dạy và học; thúc đẩy giáo dục trong trường hợp khẩn cấp và khủng hoảng.

Phiên trao đổi hẹp do Na Uy chủ trì với các vị Bộ trưởng Giáo dục tham dự Hội nghị đã tập trung trao đổi sâu về việc làm thế nào để sử dụng ODA nhằm hỗ trợ cho việc bảo đảm chất lượng học và dạy trong khi nguồn đầu tư trong nước về giáo dục có hạn.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã chia sẻ những kinh nghiệm, thành công của Việt Nam về phát triển giáo dục đào tạo, chính sách và sự đầu tư của Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục phục vụ phát triển kinh tế xã hội và việc Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA với vai trò xúc tác để cải thiện chất lượng dạy và học ở đất nước mình.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam đã triển khai đường lối đúng đắn về phát triển giáo dục, coi giáo dục là hàng đầu, có chính sách phát triển đội ngũ giáo viên và bước đi phù hợp về phổ cập giáo dục theo từng giai đoạn; chia sẻ những chính sách, định hướng của Chính phủ Việt Nam về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Bộ trưởng cũng nêu bật những thành tựu về phổ cập giáo dục, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ em ở những vùng khó khăn, về đầu tư đổi mới nâng cao chất lượng giáo viên và giảng viên, đổi mới chương trình giảng dạy và sách giáo khoa.

Bộ trưởng đánh giá cao và bày tỏ cám ơn sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế, trong đó có Na Uy và Liên Hợp Quốc, cả về hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật, góp phần đạt được những thành tựu phát triển giáo dục và phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua.

Bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã có các cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Na Uy Erna Solberg và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, đồng thời có các cuộc họp trao đổi song phương với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Nghiên cứu, Bộ Ngoại giao Na Uy và Đại học Oslo nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Tại phiên bế mạc, Hội nghị đã đưa ra “Tuyên bố Oslo” bao gồm những đề xuất về định hướng tài trợ vì sự phát triển đến năm 2030. Cũng tại Hội nghị này, một Ủy ban Tài trợ toàn cầu về giáo dục được công bố thành lập với mục đích thúc đẩy kêu gọi các khoản viện trợ, các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục trên toàn cầu, kể cả huy động các nguồn lực trong nước, viện trợ ODA, đối tác phi truyền thống và tài trợ của khu vực tư nhân.

Các phát biểu của Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Na Uy và các thảo luận tại Hội nghị đều nêu bật thông điệp: cần tăng cường các nguồn lực tài trợ cho giáo dục, không có giáo dục thì không có phát triển và phát triển giáo dục là nền tảng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Đoàn Việt Nam và các đoàn đại biểu quốc tế khác tham dự Hội nghị đều đánh giá cao nỗ lực và vai trò đi đầu của Na Uy trong việc thúc đẩy tăng cường tài trợ cho giáo dục trên toàn cầu vì sự phát triển.

Các kết quả của Hội nghị sẽ được đưa vào Chương trình nghị sự về các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) sau năm 2015 của Liên Hợp Quốc, dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 9 tới tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc./.
Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một...

Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Những chủ trương, định hướng lớn của Ðảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Báo cáo Nhân...

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/4/2024, tại Long Thuận Hotel & Resort (số 01 đường Yên Ninh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...