Dệt may đón sóng đầu tư FDI

Bảy tháng năm 2015, ngành dệt may đứng thứ hai về thu hút vốn và dự án đầu tư trực ti��p nước ngoài (FDI) với hơn 1,12 tỉ USD chiếm hơn 20% tổng vốn.

Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số vốn 5,85 tỉ USD đầu tư 7 tháng năm 2015, dệt may chiếm hơn 1 tỉ USD, với 3 dự án lớn là Dự án máy sản xuất và chế biến sợi của nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng ở Đồng Nai với tổng vốn đầu tư lên đến 660 triệu USD, cao nhất từ trước tới nay. Kế đến là Dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may đầu tư tại Bình Dương, có vốn đầu tư đăng ký 274 triệu USD của Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Đài Loan) và cuối cùng là dự án nhà máy sợi, vải màu Lu Thai có tổng vốn đầu tư 160,8 triệu USD của nhà đầu tư Hong Kong tại tỉnh Tây Ninh…

Một trong những nguyên nhân khiến ngành dệt may Việt Nam thu hút nhiều FDI và số vốn của dự án lớn trong thời gian vừa qua chính là các cơ hội và thế mạnh của ngành này ngày một tăng. Việt Nam đang tham gia sân chơi tự do thuế quan với nhiều nước trên thế giới, trong đó có 8 hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nước lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Đây đều là những thị trường xuất khẩu dệt may chủ lực của Việt Nam.

Theo phân tích từ Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta vào EU khi chưa có FTA chỉ đạt khoảng trên 300 triệu USD/năm. Nhưng khi FTA Việt Nam - EU có hiệu lực, kim ngạch sẽ tăng trưởng khoảng 50% trong năm đầu tiên và khoảng 20% trong năm tiếp theo. Đó là chưa kể, nếu TPP cũng được thông qua, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất vào Mỹ, EU được giảm thuế còn 0% thì lợi thế cạnh tranh còn lớn hơn.

Có thể nói, với hàng loạt lợi thế có được từ các hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã gia nhập, Việt Nam đang trở thành mảnh đất đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may ngoại đầu tư./.
Theo Vũ Trọng/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một...

Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Những chủ trương, định hướng lớn của Ðảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Báo cáo Nhân...

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/4/2024, tại Long Thuận Hotel & Resort (số 01 đường Yên Ninh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...